Thứ tư 13/11/2024 14:03
Văn hóa – đòn bẩy để du lịch vượt khó

Bài 1: Cái khó có ló cái khôn?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá gắn với phát triển du lịch là một trong những định hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với Thủ đô Hà Nội - mảnh đất giàu di sản thì đây sẽ là lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hoá. Đó cũng là cơ sở để Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hoá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” đặt ra mục tiêu cho du lịch Hà Nội: Số lượt khách du lịch đón và phục vụ đạt từ 35-39 triệu lượt khách, trong đó có từ 8-9 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, hơn một năm qua Hà Nội cũng đứng chung vòng xoáy đại dịch và phải gánh những tổn thương nặng nề từ Covid-19. Lãnh đạo TP Hà Nội nhận định, dịch Covid-19 đã làm bộc lộ rõ hơn những điểm yếu của ngành Du lịch Hà Nội. Với diễn biến dịch như hiện nay, dự báo sớm nhất phải đến năm 2022 trở đi thì khách du lịch quốc tế mới phục hồi lại như thời điểm trước đại dịch, do vậy, nhiệm vụ giai đoạn này là tiếp tục đẩy mạnh du lịch nội địa. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của Thủ đô hiện nay rất hạn chế: Du lịch làng nghề Vạn Phúc chưa rõ; điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long gần như “dậm chân tại chỗ”; thiếu địa điểm vui chơi, giải trí tầm cỡ; chưa tổ chức được sự kiện tầm cỡ quốc gia, quốc tế mang tính thương hiệu... Kết quả thực hiện những giải pháp lâu dài theo Nghị quyết số 06-NQ/TU cũng còn nhiều thiếu sót, chưa đạt yêu cầu.

Bài 1: Cái khó có ló cái khôn?
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tham dự lễ khánh thành Bức tranh tường chủ đề môi trường nằm trong dự án Môi trường sạch - Hành tinh xanh tại Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy

Ghi nhận sự phát triển của du lịch Thủ đô giai đoạn 2016- 2019, song lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cũng trăn trở việc những điểm yếu của Du lịch Hà Nội hiện nay phải chăng do công tác tổ chức, quán triệt, thực hiện Nghị quyết 06 không nghiêm; tư duy và nhận thức của các cấp, các ngành chưa có nhiều chuyển biến, vẫn xếp du lịch vào khối văn xã, chưa coi là một ngành kinh tế tổng hợp; quy hoạch, phát triển hạ tầng du lịch chưa được nhiều, còn nhiều việc dở dang; các doanh nghiệp du lịch chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ, chưa có các doanh nghiệp lớn mang tính dẫn dắt? Đặc biệt, sản phẩm du lịch còn đơn chiếc, thiếu đặc sắc để phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch...

Bài 1: Cái khó có ló cái khôn?
Vẻ đẹp của Hà Nội khi tết đến xuân về cũng là điểm riêng thu hút khách du lịch. Ảnh: Khánh Huy

Vì thế, ngành Du lịch phải chuẩn bị tâm thế để khi hết dịch Covid-19 mở cửa trở lại thì Hà Nội đã có những sản phẩm du lịch đẳng cấp khác để thu hút khách quốc tế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các hoạt động du lịch; rà soát, tính toán lại các loại giá, phí tham quan, phân biệt rõ đối tượng miễn, giảm và mức giá hợp lý với các đối tượng khác, không làm giảm giá trị di tích, danh lam, thắng cảnh... Bên cạnh đó, phải nâng cấp các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, nghiên cứu phát triển thêm các loại hình du lịch đường sông, du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng. Đặc biệt, cần nghiên cứu để xây dựng con đường du lịch xuyên TP, có thể kết nối lên đến Ba Vì. Ngoài ra, cần phát triển mạnh loại hình du lịch ẩm thực; hình thành các khu ẩm thực, làng ẩm thực ngoài khu phố cổ, lựa chọn một số tuyến phố có không gian phù hợp để phát triển loại hình này. Cần quan tâm để phát triển mạnh hơn các loại hình du lịch làng nghề; đồng thời, phát triển du lịch học đường; thực hiện dự án Km số 0; phát triển kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ; kết nối với các ngành kinh tế khác như văn hóa, công thương, nông nghiệp... để phát triển du lịch.

Theo Kế hoạch về Hội nhập quốc tế TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với lĩnh vực văn hoá là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá gắn với phát triển du lịch của Thủ đô. Trong quá trình hội nhập quốc tế giai đoạn 2021-2025, ngành văn hoá Thủ đô cần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước. Chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh văn hoá, đồng thời nâng cao giá trị văn hoá và tạo ra các sản phẩm văn hoá đặc trưng, tiêu biểu gắn với phát triển kinh tế du lịch. Đẩy mạnh việc giao lưu và hợp tác về văn hoá. Lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hoá Thủ đô. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức các chương trình văn hoá nghệ thuật Hà Nội hoặc tổ chức các chương trình văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao của Thủ đô tại nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Thủ đô.

Bài 1: Cái khó có ló cái khôn?
Giải Bơi chải thuyền rồng TP Hà Nội đã trở thành sự kiện thể thao tiêu biểu hằng năm của Thủ đô và là sân chơi quen thuộc, hấp dẫn cho những người đam mê môn thể thao đua thuyền. Ảnh: Khánh Huy

Trong 6 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã và đang bùng phát, Hà Nội chỉ đón được khoảng 2,9 triệu lượt khách du lịch nội địa, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm trước.

Quả thực, dịch bệnh bùng phát liên miên đã khiến những khu vực buôn bán sầm uất, những khu phố cổ nhộn nhịp vốn là trung tâm ăn uống luôn chật ních khách tây, khách ta… nay đìu hiu, vắng lặng. Thiệt hại là không thể đong đếm.

Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, tính đến cuối tháng 3-2021, số doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động trên địa bàn ước khoảng 95%; đã có 267/1.191 doanh nghiệp lữ hành quốc tế thu hồi giấy phép và dừng hoạt động. Tính đến hết tháng 6-2021, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 25,7%, giảm 0,7% so với tháng 5-2021 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tính tổng 6 tháng, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 24%, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Bài 1: Cái khó có ló cái khôn?
Dịch bệnh bùng phát liên miên đã khiến những khu vực buôn bán sầm uất, những khu phố cổ nhộn nhịp vốn là trung tâm ăn uống luôn chật ních khách tây, khách ta… nay đìu hiu, vắng lặng. Thiệt hại là không thể đong đếm. Ảnh: Khánh Huy

Số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 90% tổng số lao động doanh nghiệp lữ hành, tương đương với 12.168 người; khoảng 750/3.587 cơ sở lưu trú du lịch tạm dừng hoạt động tương đương gần 12.600 lao động tạm thời không có việc làm.

Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành du lịch Thủ đô đang chú trọng tăng cường kiểm soát các khách sạn được phép sử dụng phục vụ công tác cách ly tập trung cho khách nhập cảnh và tổ bay đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch tại một số điểm đến du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn TP. Vậy trong muôn khó khăn như vậy, có "ló cái khôn"?

(Còn nữa)

Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Chiếc váy "sóng gió" tạo kỳ tích lịch sử cho Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy

Chiếc váy "sóng gió" tạo kỳ tích lịch sử cho Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy

Trước thềm chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024, trang phục dạ hội người đẹp Huỳnh Thị Thanh Thủy gây tranh cãi trái chiều trên mạng xã hội.
Phần ứng xử "nuốt mic" của Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy bùng nổ mạng xã hội

Phần ứng xử "nuốt mic" của Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy bùng nổ mạng xã hội

Trong Chung kết Miss International, ở phần thi quyết định trả lời ứng xử, Thanh Thủy nhận câu hỏi liên quan đến vấn đề giáo dục.
Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024 đã chính thức diễn ra tại Nhật Bản vào 16h hôm nay (12/11), giờ Việt Nam. Người đẹp đăng quang là Hoa hậu Việt Nam Huỳnh Thị Thanh Thủy.
Nữ thủ khoa Báo chí chia sẻ bí quyết thành công

Nữ thủ khoa Báo chí chia sẻ bí quyết thành công

Với số điểm trung bình học tập GPA 3,82, em Nguyễn Thị Thúy Hiền đã xuất sắc trở thành thủ khoa của ngành Báo chí, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông.
Độc đáo trò chơi dân gian "Rồng rắn lên mây” giữa công trình di sản Thủ đô

Độc đáo trò chơi dân gian "Rồng rắn lên mây” giữa công trình di sản Thủ đô

Được lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian, Pavilion “Rồng rắn lên mây” trở thành một trong ba công trình biểu tượng của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.
Câu chuyện cuộc sống: người thầy đặc biệt của tôi

Câu chuyện cuộc sống: người thầy đặc biệt của tôi

Anh Việt là anh họ của tôi. Từ nhỏ, anh đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Anh thường xuyên tham gia các đội tuyển HSG các cấp và gặt hái nhiều giải thưởng.
Thức quà chiều ngày Đông ấm

Thức quà chiều ngày Đông ấm

Ngọt ngào vị ngọt của đường, của mật, thơm bùi vị của nhân đậu xanh tan trong miệng, tất cả hòa quyện trong thức quà dân dã của Hà Nội.
Đón chờ gió lạnh đầu mùa

Đón chờ gió lạnh đầu mùa

Với tôi, Hà Nội mùa nào cũng có phong vị riêng. Mỗi khi Thu đã cạn ngày mà Đông chưa kịp tới, cảm giác háo hức đón chờ gió lạnh đầu mùa lại trở về trong tôi.
Cần một phương án tổng thể, bền vững

Cần một phương án tổng thể, bền vững

Cầu Long Biên là một hình ảnh đẹp và độc đáo về văn hóa, lịch sử của người dân Hà Nội. Vì vậy việc bảo tồn cây cầu này đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động