Thứ bảy 23/11/2024 08:19

ASEAN-EU: Đối tác Chiến lược vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, tại Brussels, Bỉ, Bộ trưởng Ngoại giao (BTNG) Bùi Thanh Sơn cùng BTNG các nước ASEAN và 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đã dự Hội nghị BTNG ASEAN-EU lần thứ 24 (AEMM-24).
ASEAN-EU: Đối tác Chiến lược vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững
Bộ trưởng Ngoại giao (BTNG) Bùi Thanh Sơn cùng BTNG các nước ASEAN và 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đã dự Hội nghị BTNG ASEAN-EU lần thứ 24

Cùng dự có Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại và Tổng Thư ký ASEAN. Đây là lần đầu tiên Hội nghị theo cơ chế 2 năm một lần này được nối lại sau đại dịch Covid-19 nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ ASEAN-EU và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tại Hội nghị, hai bên khẳng định coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-EUđược thiết lập trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, đồng thời ghi nhận những tiến triển tích cực trong quan hệ thời gian qua, nhất là việc lần đầu tiên hai bên tổ chức Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-EU năm 2022. EU hiện là đối tác thương mại và nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ ba của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 295,2 tỷ USD và vốn đầu tư đạt 24,4 tỷ USD năm 2022, còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba ngoài khu vực Châu Âu của EU.

Các BTNG ASEAN đánh giá cao EU là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của ASEAN và có đóng góp tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; hoan nghênh EU coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có ASEAN, thông qua các chiến lược và sáng kiến như Chiến lược hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu, Sáng kiến Nhóm châu Âu về kết nối bền vững, và Chương trình Sáng kiến xanh.

Các BTNG EU khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đánh giá cao vai trò và vị thế của ASEAN, cùng với EU là hai tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới cũng như chia sẻ nhiều giá trị và lợi ích; nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay việc tăng cường hợp tác giữa ASEAN và EU là tất yếu; mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện, đối thoại và tham vấn thường xuyên; tiếp tục đàm phán các FTA với các nước thành viên khác của ASEAN sau các FTA với Việt Nam và Singapore.

Về hợp tác trong thời gian tới, ASEAN và EU nhất trí nỗ lực triển khai hiệu quả Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-EU năm 2022 và Kế hoạch hành động giai đoạn 2023-2027, trong đó ưu tiên hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối và nâng cao khả năng tự cường cung ứng, đi đôi với ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các lĩnh vực mới nhiều tiềm năng như kinh tế số, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, dịch vụ xanh… hướng tới thiết lập Hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU trong tương lai.

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên nhất trí trong bối cảnh phức tạp, bất ổn, xung đột gia tăng, ASEAN và EU cần tăng cường hợp tác giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển, đề cao chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế, thúc đẩy văn hoá đối thoại và hợp tác, giải quyết hoà bình các tranh chấp, mâu thuẫn, nhất là tại các điểm nóng như Nga-Ukraine, Trung Đông, Bán đảo Triều Tiên... Các BTNG cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại các vùng biển, trong đó có Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Chia sẻ đánh giá của các nước về tiến triển tích cực trong quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-EU thời gian qua, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất một số phương hướng, biện pháp tăng cường hợp tác trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các quyết định của các Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-EU năm 2022, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển bền vững và hợp tác biển đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…; kêu gọi các nước EU còn lại nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), đồng thời triển khai hiệu quả hơn nữa các khuôn khổ hợp tác hiện có, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); đề nghị EU hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, ASEAN và EU cần phối hợp các nỗ lực đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, củng cố chủ nghĩa đa phương, phổ biến văn hóa đối thoại và hợp tác, qua đó củng cố cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật pháp quốc tế với ASEAN đóng vai trò trung tâm. Bộ trưởng tái khẳng định lập trường của Việt Nam và ASEAN về Biển Đông, kêu gọi các nước EU ủng hộ nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới xây dựng COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Kết thúc Hội nghị, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung phản ánh kết quả và trao đổi tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt từ 15/2/2024
Bộ Ngoại giao gặp mặt các cơ quan báo chí Việt Nam nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Đề nghị giảm thuế thu nhập đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%

Đề nghị giảm thuế thu nhập đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%

Đại biểu cho rằng, cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại hơn..
Cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế

Cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế

Tán thành với quy định bổ sung nước giải khát có đường là đối tượng chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt, tuy nhiên đại biểu đề nghị các cơ quan chuyên môn cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế...
Ông Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Ông Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Chiều 22/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn phong chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động