Thứ tư 22/05/2024 18:57

5 thanh niên phá nát ruộng dưa hấu vì bị nhắc nhở: Chế tài nào xử lý các đối tượng?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật sư cho biết, tùy từng tính chất, mức độ hành vi có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhóm đối tượng phá hoại ruộng dưa hấu của gia đình ông Phan Văn Tôn bị công an bắt giữ
Nhóm đối tượng phá hoại ruộng dưa hấu của gia đình ông Phan Văn Tôn bị công an bắt giữ

CA huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho biết đã bắt giữ 5 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi trộm cắp và hủy hoại tài sản. Danh tính 5 đối tượng lần lượt là Chu Văn Cường, SN 2002; Chu Minh Nam, SN 2004; Nguyễn Trọng Tấn, SN 2005; Nguyễn Đức Phong, SN 2004 và Lê Trung Huấn, SN 2004, cùng trú tại xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu.

Quá trình điều tra, CQCA xác định vào trưa 2/7, các đối tượng đã trộm dưa hấu tại ruộng dưa của gia đình ông Phan Văn Tôn, SN 1956, trú xã Diễn Kỷ, Diễn Châu. Hành vi của các đối tượng đã bị người dân phát hiện và nhắc nhở. Tuy nhiên, thay vì ăn năn hối cải, các đối tượng tỏ thái độ bực tức.

Đến trưa 3/7, sau khi đi uống rượu về các đối tượng quay lại ruộng dưa hấu của gia đình ông Tôn trả thù bằng cách hái đi những trái dưa lớn và đập, dẫm nát toàn bộ những quả dưa sắp tới kỳ thu hoạch.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, xác định vụ việc đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người nông dân, Giám đốc CA tỉnh Nghệ đã chỉ đạo CA huyện Diễn Châu nhanh chóng điều tra làm rõ.

Sau hơn 1 ngày xảy ra vụ việc, chiều 4/7, CA huyện Diễn Châu đã điều tra, làm rõ, bắt 5 đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, huỷ hoại tài sản. Theo ước tính, số diện tích bị kẻ gian phá khoảng 200 - 250m2, hơn 2,5 tạ dưa hấu bị đập vỡ nát, ước tính thiệt hại hàng triệu đồng.

Hiện, CA huyện Diễn Châu đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định.

Sau hành động phá hoại ruộng dưa hấu của ông Tôn, nhiều bạn đọc thắc mắc, với hành vi phá hoại tài sản, các đối tượng này sẽ đối mặt với vấn đề pháp lý nào? Luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, mọi hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy từng tính chất, mức độ hành vi có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý vi phạm hành chính, luật sư Nguyên cho biết, theo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định số 144/2021-NĐCP) của Chính phủ quy định, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi “Trộm cắp tài sản”.

Với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 BLHS 2015:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Tùy từng tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội danh này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tù.

Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi còn phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân do tài sản bị xâm phạm, bao gồm thiệt hại về tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015.

Đối với vụ việc trên, luật sư Nguyên cũng cho biết, 5 đối tượng có hành vi phá huỷ ruộng dưa nhà ông Tôn đa phần các đối tượng đều trên 16 tuổi, đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự nên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.

Bên cạnh đó, để bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, ngay khi phát hiện các vụ việc, người dân dân cần trình báo ngay sự việc cho CQCA và phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc, truy bắt đối tượng hủy hoại.

Nhiều ruộng dưa hấu bị phá nát trong đêm
Bắt nhóm thanh niên phá nát ruộng dưa hấu của cụ ông
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động