5 siêu ứng dụng phổ biến tại Việt Nam: Bạn đã tải đủ chưa?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênỨng dụng gọi xe công nghệ trở nên ngày càng quen thuộc với người dùng. Ảnh minh họa |
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos được công bố vào tháng 1-2022, 51% người dân khu vực Đông Nam Á nói rằng họ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn, và cứ 2 người thì có 1 người cho biết họ đang thanh toán hàng ngày bằng ví kỹ thuật số hoặc các lựa chọn không dùng tiền mặt khác. Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây của Ipsos cho thấy 82% người dùng dịch vụ kỹ thuật số ở Đông Nam Á đã đặt hàng giao đồ ăn và 43% sử dụng dịch vụ gọi xe.
Ipsos ở Indonesia đã khảo sát 3.500 người được hỏi để tìm ra những siêu ứng dụng tốt nhất ở mỗi quốc gia.
Có nhiều cách để xác định một siêu ứng dụng, do đó công ty phải thiết kế một bộ tiêu chí để đánh giá thế nào là siêu ứng dụng. Siêu ứng dụng thường được hiểu là một ứng dụng cung cấp nhiều dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
Trong nghiên cứu, Ipsos định nghĩa một siêu ứng dụng phải cung cấp nhiều hơn 3 dịch vụ kỹ thuật số, chẳng hạn như vận chuyển (gọi xe), thương mại điện tử, thanh toán, giao đồ ăn, mua sắm hàng tạp hóa và các dịch vụ khác. Các ứng dụng dựa trên mạng xã hội không được đưa vào cuộc khảo sát này.
Dựa vào các tiêu chí nói trên, công ty nghiên cứu thị trường rút ra danh sách rút gọn các siêu ứng dụng tại mỗi quốc gia:
Việt Nam: Shopee, Lazada, Grab, Gojek và Be.
Indonesia: Shopee, Tokopedia, Lazada, JD ID, BliBli, Bukalapak, Grab, Gojek, Traveloka.
Malaysia: Shopee, Lazada, Grab, Touch n Go eWallet, AirAsia.
Singapore: Shopee, Lazada, Grab, Zig.
Các siêu ứng dụng phổ biến kể trên của Việt Nam bao gồm ứng dụng mua bán trực tuyến và gọi xe công nghệ, đặc biệt, ứng dụng Be là ứng dụng hoàn toàn thuần Việt.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại