Thứ bảy 02/11/2024 01:16

5 núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trên thế giới có rất nhiều núi lửa nằm ở khắp các châu lục, nhưng chỉ có khoảng 1.500 núi lửa là còn hoạt động. Chúng tập trung nhiều ở các rìa mảng lục địa, và nhiều nhất phải kể đến vành đai lửa Thái Bình Dương.

Kể từ năm 1600 đến nay, đã có 278.880 người chết do các hoạt động của núi lửa, phần lớn số người chết là do những hậu quả để lại sau những đợt phun trào chính.

Điển hình, đợt phun trào Tambora năm 1815 không làm chết nhiều người nhưng nạn đói kéo sau đó đã khiến 92.000 người chết, hay đợt phun trào Krakatoa năm 1883 cũng gây sóng thần làm chết 36.000 người.

Kể từ những năm 1980, số người chết do các hoạt động của núi lửa đã được giảm xuống, nhưng vẫn chưa thể giảm dứt hoàn toàn. Kết quả này có được là do sự đầu tư lớn vào các hệ thống cảnh báo và phòng chống, cũng như công tác cứu chữa nạn sau thiên tai.

5 núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới

Đợt phun trào gần đây nhất của núi lửa Etna vào tháng 3 năm 2017. Ảnh: Shutterstock.

Ngoài ra, bước sang thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu ghi nhận tình hình núi lửa trên khắp thế giới đã ít phun trào hơn so với trước đó. Nhiều núi lửa đã tắt hẳn và rất ít nguy cơ bùng phát trở lại, tuy vậy vẫn còn nhiều núi lửa lớn nằm giữa các khu dân cư đông đúc.

Sau đây là những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới, xét về quy mô của nó và sự hiện diện của nó giữa những khu dân cư.

1. Núi lửa Vesuvius, nước Ý

Được biết đến với đợt phun trào vào năm 79, những dòng dung nham nóng chảy của nó đã phá hủy hoàn toàn thành phố Pompeii của La Mã cổ đại cùng thành phố Herculaneum lân cận. Đã từ lâu Vesuvius không còn phun trào nữa, nhưng nó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn bởi xung quanh nó ngày nay là thành phố Naples, một khu vực sầm uất với hơn 3 triệu cư dân sinh sống.

Ngọn núi lửa này phun trào một cách đặc biệt mạnh mẽ, nhà thơ Pliny từng chứng kiến tận mắt sự phun trào của ngọn núi lửa này và mô tả lại trong những tác phẩm của mình. Qua lời thơ của Pliny, cho thấy ngoài phun ra dung nham, nó còn thải ra cột khói và tro bụi vươn đến độ cao còn cao hơn cả đường bay của những máy bay thương mại ngày nay.

5 núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới

Thành phố Naples nằm ngay bên cạnh núi lửa Vesuvius lịch sử. Ảnh: Shutterstock.

Nếu núi lửa Vesuvius bất chợt phun trào vào hôm nay, thì phần lớn dân số Naples sẽ được di tản do hệ thống cảnh báo có thể đo được chấn động từ lòng đất và phát đi báo động khẩn cấp. Tuy nhiên, một khu vực rộng lớn xung quanh nó sẽ bị bao phủ bởi khói bụi mịt mù vô cùng dày đặc.

Khi núi lửa ngưng phun trào, không còn thải thêm khói vào khí quyển nữa, thì cột khói sẽ bị sụp đổ xuống, những hạt tro bụi to nhưng những viên đá thông thường sẽ rơi xuống hàng loạt với tốc độ cao như những cơn mưa.

2. Núi lửa Nyiragongo, Cộng hòa Congo

Ngọn núi lửa ở trung Phi này từng phun trào nhiều lần trong những thập kỷ qua. Hầu hết những núi lửa khác khi sắp phun trào sẽ được cảnh báo sớm, nhưng núi lửa Nyiragongo thì rất khó cảnh báo do các cơn phun trào của nó quá đặc biệt.

Khi một vụ nổ xảy ra, nó tạo ra một loại dung nham độc đáo và nguy hiểm. Dung nham này không tạo nhiều ma sát, nên được đẩy ra khỏi lòng núi lửa và di chuyển xuống sườn núi với tốc độ rất cao. Do đó công tác di tản dân sẽ không thực hiện kịp bởi dòng dung nham chảy quá nhanh.

5 núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới

Hồ dung nham nóng chảy trên đỉnh núi lửa Nyiragongo. Ảnh: Shutterstock.

Năm 2002, hồ dung nham ở đỉnh núi lửa Nyiragongo đã bị vỡ, dẫn đến việc nham thạch nóng chảy trôi về phía thành phố Goma với tốc độ lên đến 60 km/h, dung nham dâng cao đến hai mét.

Rất may mắn khi việc di tản người dân diễn ra gấp rút và kịp thời, hơn 300.000 người đã kịp rời đi khi cơn lũ dung nham tràn đến. Thật ra việc sơ tán người dân không quá mấy khó khăn do nơi này cách khá xa núi lửa, nhưng do nơi đây có nhiều vấn đề về mâu thuẫn chính trị, khiến lệnh di tản của chính phủ khó được người dân tuân theo.

3. Núi lửa Popocatepetl, Mexico

Được người dân địa phương gọi với cái tên Popo, ngọn núi lửa nguy hiểm này nằm cách 70 km về hướng tây nam so với Mexico City - một trong những siêu đô thị lớn nhất thế giới, là nhà của hơn 20 triệu người.

Popo hiện vẫn còn hoạt động, lần phun trào gần đây nhất là vào năm 2016, tạo một cột khói bụi dâng cao đến 5 cây số. Điều kiện khí quyển nơi đây khiến tro bụi khi lên cao, sẽ hòa trộn với nước ở cao, tạo thành một hỗn hợp bùn đặc và rơi ngược xuống mặt đất với tốc độ tương đối cao.

5 núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới

Lần phun trào năm 2016 của núi lửa Popocatepetl. Ảnh: Shutterstock.

Những hiện tượng như vậy được gọi là các lahar, chúng vô cùng nguy hiểm. Thảm họa tương tự năm 1985 ở Nevado del Ruiz đã làm 26.000 người tại thị trấn Armero, Colombia thiệt mạng do sự phun trào của một ngọn núi lửa nằm cách đó 60 km.

Ngoài ra còn có Nevado del Ruiz là một ngọn núi lửa bị bao phủ bởi lượng băng tuyết dày đặc, tro bụi trộn với băng tuyết tạo thành dòng chảy rất mạnh lao về phía những khu dân cư gần đó mà không hề được cảnh báo trước.

4. Núi lửa Krakatoa, Indonesia

Đã có 36.000 người chết bởi trận sóng thần lớn được gây ra sau đợt phun trào núi lửa Krakatau vào năm 1886, đợt phun trào này phóng ra nguồn năng lượng tương đương 13.000 quả bom nguyên tử ném vào Hiroshima. Vụ phun trào đã nhấn chìm hòn đảo núi lửa đó nhưng 50 năm sau, một hòn đảo núi lửa mới đã xuất hiện lại tại đúng vị trí đó.

5 núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới

Đảo núi lửa Anak Krakatau đang phun trào vào năm 2011. Ảnh: Shutterstock.

Hòn đảo mới có tên là Anak Krakatau (con trai của Krakatoa), nó đang phát triển qua từng giai đoạn kể từ thập niên 1920. Ngày nay đảo núi lửa này có chiều cao 300 mét. Hoạt động đầu tiên của nó được ghi nhận vào năm 2007, từ đó đến nay nó đã hoạt động nhiều lần nhưng ở mức độ nhỏ, lần gần đây nhất là tháng 3 năm 2017.

Không ai biết chắc chắn sự phát triển của Anak Krakatau có thể gây ra một thảm họa tương tự như cha Krakatau của nó hay không. Nhưng rõ ràng vị trí của nó nằm giữa hai hòn đảo Java và Sumatra là hai nơi tập trung đông dân nhất của Indonesia, là một điều nguy hiểm trước mắt.

5. Núi lửa Trường Bạch, Trung Quốc

Dù là một ngọn núi lửa nguy hiểm, nhưng Changbaishan (Trường Bạch Sơn) ít được ai biết đến. Ngọn núi này nằm tại biên giới của Trung Quốc và Triều Tiên, lần phun trào gần đây nhất đã xảy ra vào năm 1903.

Tuy vậy, lịch sử ghi nhận lại cho thấy đây là một ngọn núi lửa với nhiều vụ phun trào kỳ lạ. Vào khoảng năm 969, núi lửa đã phun trào dữ dội và mạnh mẽ nhất trong suốt 10.000 năm trước đó, phóng một lượng vật chất nhiều gấp ba lần vụ phun trào Krakatoa năm 1886.

Một trong những mối nguy hiểm của ngọn núi lửa này, là miệng hồ khổng lồ trên đỉnh của nó, với thể tích lên đến 9 km khối. Nếu hồ này bị phá vỡ, nó có thể tạo ra một lahar nguy hiểm, ảnh hưởng đến 100.000 người đang sống tại các khu vực lân cận.

5 núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới

Hồ nước có thể tích 9 km khối nằm ngay trên đỉnh núi lửa Trường Bạch tại biên giới Trung Quốc và Triều Tiên. Ảnh: Shutterstock.

Vào đầu những năm 2000, các nhà khoa học đã bắt đầu theo dõi hoạt động của núi lửa bằng cách giám sát và xác định lượng magma bên trong lòng của nó, và dự đoán những đợt phun trào tiếp theo trong tương lai.

Tuy vậy, vấn đề chính là do sự nhạy cảm chính trị tại khu vực này. Nơi đây là vùng biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, nên các nhóm nghiên cứu khó có thể giám sát một cách trọn vẹn núi lửa này.

Quang Niên / khampha.vn

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Siêu bão Kong-rey đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc), hàng nghìn người sơ tán khẩn cấp

Siêu bão Kong-rey đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc), hàng nghìn người sơ tán khẩn cấp

Ngày 31/10, siêu bão Kong-rey với sức gió tối đa lên tới 184 km/h đã đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, tạo ra những con sóng cao tới 10m và buộc hàng nghìn người phải sơ tán.
Sập một cây cầu cũ khiến 7 người tử vong

Sập một cây cầu cũ khiến 7 người tử vong

Sự việc xảy ra khi hàng trăm người đang tập trung trên một cây cầu cũ để chào đón một chính trị gia địa phương tới đảo Banda (Indonesia).
Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Ngày 30/10 (giờ địa phương), Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba, với 187 phiếu thuận, chỉ 2 phiếu chống và 1 phiếu trắng.
Liên minh cầm quyền Nhật Bản mất thế đa số: thách thức lớn cho Thủ tướng Shigere Ishiba

Liên minh cầm quyền Nhật Bản mất thế đa số: thách thức lớn cho Thủ tướng Shigere Ishiba

Trong cuộc tổng tuyển cử Nhật Bản, liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công Minh đã chính thức mất thế đa số tại Hạ viện, chỉ giành được tổng cộng 215/465 ghế, không đạt mục tiêu 233 ghế cần thiết.
Chiến sự Donbass: Nga đạt được mục tiêu toàn diện vào cuối năm?

Chiến sự Donbass: Nga đạt được mục tiêu toàn diện vào cuối năm?

Khi tình hình chiến sự ở Ukraine ngày càng căng thẳng, các chuyên gia nhận định rằng, mặc dù triển vọng hiện tại của Ukraine khá u ám, Nga vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu kiểm soát toàn bộ khu vực Donbass vào cuối năm 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Donald Trump dẫn trước tại các bang chiến địa

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Donald Trump dẫn trước tại các bang chiến địa

Trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa - Donald Trump đang dẫn trước đối thủ đến từ đảng Dân chủ - Kamala Harris tại cả 7 bang chiến địa, nhưng với khoảng cách rất sát sao.
Núi Phú Sĩ lần đầu tiên sau 130 năm không có tuyết vào mùa Thu

Núi Phú Sĩ lần đầu tiên sau 130 năm không có tuyết vào mùa Thu

Lần đầu tiên trong 130 năm, đỉnh núi Phú Sĩ - biểu tượng nổi tiếng của Nhật Bản - đã không có tuyết vào cuối tháng 10, làm dấy lên những lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu tại quốc gia này.
Kỳ lạ: mưa lớn giữa sa mạc Sahara khô cằn

Kỳ lạ: mưa lớn giữa sa mạc Sahara khô cằn

Một trận mưa lớn bất thường đã biến các vùng khô hạn nhất của sa mạc Sahara thành những đầm phá nước xanh, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa các cồn cát và cây cọ.
Hơn 70% quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu biến mất trong 50 năm qua

Hơn 70% quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu biến mất trong 50 năm qua

Theo một báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) công bố, quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm hơn 70% trong vòng nửa thế kỷ qua. Đây là một con số đáng báo động, minh chứng cho sự suy giảm đa dạng sinh học với tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động