Thứ tư 24/04/2024 02:11

3.000 hồ, ao không được san lấp ở Hà Nội và câu chuyện quản lý?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt danh sách hơn 3.000 ao, hồ không được san lấp trên địa bàn. Cùng với đó, TP yêu cầu các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ trong 3 năm, 3,5ha mặt nước Đầm Bông đã bị san lấp, gần như bị biến mất
Chỉ trong 3 năm, 3,5ha mặt nước Đầm Bông đã bị san lấp, gần như bị biến mất

Đã có tới 21 hồ bị xóa sổ, hơn 150 ha diện tích mặt nước hồ “biến mất”

Theo danh mục được phê duyệt, các quận có số lượng hồ ít như: quận Hoàn Kiếm: 1, Hai Bà Trưng: 9, Ba Đình: 11, Thanh Xuân: 9, Đống Đa: 15, Tây Hồ: 18, Cầu Giấy: 29... Các huyện có số lượng hồ, ao, đầm lớn như: Thanh Oai: 275, Quốc Oai: 276, Thường Tín: 239, Đan Phượng: 210, Phú Xuyên: 201, Mê Linh: 181, Phúc Thọ: 178, Hoài Đức: 126, Thạch Thất: 151. TP giao Sở TN&MT công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn TP theo quy định.

UBND các quận, huyện, thị xã thông báo, phổ biến nội dung quyết định này đến các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thuộc danh mục hồ, ao đầm không được san lấp trên địa bàn để biết và triển khai thực hiện. Các đơn vị kiểm tra, rà soát, đối chiếu danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp với quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm thống nhất; kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích.

Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật. UBND TP Hà Nội đề nghị cộng đồng dân cư không được tự ý san lấp, lấn chiếm trái phép hồ, ao, đầm và cần sử dụng đúng mục đích.

Từ nhiều năm nay, có không ít ao hồ ở Hà Nội bị xâm hại với nhiều hình thức, dẫn tới việc diện tích mặt nước bị thu hẹp diện tích, ô nhiễm môi trường, thậm chí bị trục lợi bất hợp pháp, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc san lấp để nhường chỗ cho các dự án, dẫn đến tỉ lệ bêtông hóa ngày càng lớn.

Như câu chuyện lấn hồ làm dự án tại hồ Bà Đồ (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) dư luận đã lên tiếng phản đối. Người dân sống tại đây đã viết đơn kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền. Trước phản ứng của các hộ dân, cuối tháng 3/2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên đã quyết định tạm dừng việc san lấp để đối thoại với người dân. Thế nhưng, số phận của hồ Bà Đồ đến nay vẫn còn đang bỏ ngỏ...

Mới đây, theo phản ánh của báo chí, khu đất vốn dĩ là phần diện tích ao hồ do UBND xã Hải Bối, huyện Đông Anh quản lý nhưng đang đứng trước nguy cơ biến mất vì nạn đổ phế thải trái phép. Với hàng chục tấn phế thải xây dựng lẫn rác đổ xuống đây, khu ao này có thể vĩnh viễn không khôi phục được nữa. Dọc tuyến đê sông Hồng trên địa bàn huyện Đông Anh thuộc các xã Hải Bối, Võng La, có ít nhất 5 vị trí ao hồ đang bị san lấp bằng phế thải. Chỗ là đất công do xã quản lý, chỗ đã giao cho một số cá nhân thầu khoán theo hợp đồng. Sau khi dựng rào, quây tôn, việc tiếp theo là đổ phế thải để lấp ao, lấp hồ.

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2015, Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn. Trong 6 quận nội thành, quận Đống Đa mất 4 hồ, không có hồ thêm; quận Hai Bà Trưng mất đi 3 hồ, không có hồ thêm; quận Cầu Giấy mất 8 hồ, thêm 3 hồ và quận Tây Hồ mất đi 2 hồ, thêm được 2 hồ. Năm 2010 tổng diện tích mặt nước ao, hồ là 7.031.845 m2 nhưng đến năm 2015 chỉ còn 6.959.305 m2. Như vậy, so với năm 2010, diện tích mặt nước ao, hồ Hà Nội đã giảm đi 72.540 m2…

Trước thực trạng suy giảm ao, hồ, UBND TP Hà Nội cũng đã nỗ lực thúc đẩy công tác kè hồ. Đến năm 2015, có 86 hồ đã kè toàn phần, chiếm 77% số lượng ao, hồ Hà Nội; 13 hồ chỉ kè một phần, chiếm 11,5%; và 13 hồ chưa được kè, chiếm 11,5%... Tuy nhiên, các ao, hồ chưa được kè hoặc chỉ kè một phần luôn đứng trước những nguy cơ bị san lấp, lấn chiếm để làm dự án, bãi đỗ xe, trở thành bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt.

Theo thống kê gần đây nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn Thủ đô hiện chỉ còn lại 111 hồ với tổng diện tích 1.165 ha. Nhiều diện tích ao hồ đã bị san lấp và lấn chiếm. Chỉ trong vòng hơn 30 năm, tính từ 1990 trở lại đây, tại Hà Nội đã có tới 21 hồ bị xóa sổ, hơn 150 ha diện tích mặt nước hồ “biến mất”.

Được kè hay chưa kè vẫn luôn bị “rình rập” san lấp, lấn chiếm

Hồ nước lớn nhất trong nội thành Hà Nội là Hồ Tây cũng không thoát được “cơn lốc bê tông hóa”. Trước đây, hồ rộng tới hơn 500ha, nhưng sau khi kè bờ để làm đường (năm 2010), nay chỉ còn khoảng 460ha. Hay như hồ Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước, hồ rộng mênh mông, nước trong veo.

Người dân quanh hồ Hạ Đình còn có thể canh tác rau muống trên mặt hồ để tăng thu nhập. Thế nhưng, theo thời gian hồ bị thu hẹp để xây dựng trường học, đường giao thông và có không ít diện tích do người dân lấn chiếm. Nước trong hồ cũng bị ô nhiễm dần, rau muống hồ Hạ Đình đến nay không còn nữa.

Hồ Ngòi Cầu Trại (khu vực giáp ranh giữa hai phường Mỗ Lao, quận Hà Đông và phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Hồ nằm giữa chung cư cao cấp Mulberry Lane và khu đô thị Làng Việt kiều châu Âu. Quanh hồ đã được kè cùng với đường nhựa chạy quanh 2/3 chu vi. Tuy nhiên, hiện nay một nửa hồ đã không còn nước. Hai nửa bị ngăn cách bởi một con đường đất và phế thải.

Mặt hồ tiếp giáp khu dân cư khang trang dù có đường và kè vẫn bị lấn chiếm công khai. Mép kè cũ lùi xa mép nước từ 5 - 7m, trên đó là hàng loạt quán nước vỉa hè, quán cà phê, chòi câu cá, tiệm rửa xe... thoải mái hoạt động. khiến người dân khu vực rất bức xúc. Dù người dân đã nhiều lần kiến nghị và báo chí đã phản ánh nhưng thực trạng trên vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Phía hồ cạn nước, tình trạng lấn chiếm còn khủng khiếp hơn. Hàng chục căn nhà cấp bốn có cả công trình phụ phủ kín phía ngoài, lòng hồ bị xẻ lô trồng rau và đổ phế thải. Với tốc độ lấn chiếm hiện tại, có lẽ chỉ trong vòng vài năm tới thì một nửa hồ Ngòi Cầu Trại sẽ mất hẳn, nhường chỗ cho một “xóm liều” mới mọc lên. Ao Kim Âu nằm ngay sát khu đô thị Đặng Xá (xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khỏi bản đồ do hoạt động đổ thải, san lấp trái phép.

Theo người dân phản ánh, thi thoảng có những đoàn xe chở rác thải xây dựng về đây đổ, 3/4 diện tích ao đã bị lấp bởi rác thải xây dựng và cả rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Đặc biệt nghiêm trọng là tại Đầm Bông (phường Định Công, quận Hoàng Mai) chỉ trong hơn 3 năm trở lại đây, hầu hết diện tích Đầm Bông đã bị san lấp, xây dựng nhưng chính quyền địa phương cho rằng chỉ là "vi phạm nhỏ lẻ", do "lịch sử để lại".

Về vụ việc này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu quan điểm, đã chỉ đạo UBND TP và quận Hoàng Mai đưa khu vực Đầm Bông về đúng quy hoạch công viên, còn chỗ nào bị lấn chiếm thì xử lý theo quy định.

Ngoài những địa điểm được đề cập đến trong bài viết, vẫn còn hàng chục ao hồ của Hà Nội đang bị “bức tử” do các hoạt động kinh tế, do các hoạt động san lấp, lấn chiếm trái phép, đe dọa trực tiếp đến không gian sống và môi trường sống của người dân Thủ đô. Bảo vệ diện tích ao hồ cần sự nỗ lực chung tay của các cấp, ngành và cả người dân.

Hà Nội phê duyệt danh mục hơn 3.100 hồ, ao, đầm không được san lấp
Hạ rào công viên và câu chuyện ý thức, công tác quản lý
Hà Nội: Công tác phát triển nhà ở và thị trường bất động sản được đẩy mạnh
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp TP Hà Nội thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID. Để hỗ trợ công dân, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã hướng dẫn chi tiết các bước tra cứu trạng thái hồ sơ trên ứng dụng VNeiD.
Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cần được thực hiện gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng trị giá gần 10.000 tỷ đồng nối liền 2 huyện Đan Phượng và Mê Linh sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 10/2024.
Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Từ ngày 2/5, bộ phận Một cửa của UBND quận Long Biên và huyện Sóc Sơn bắt đầu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo ủy quyền của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 từ ngày 27/4 đến 1/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024, Hà Nội nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5/2024.
Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Trong năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quốc Oai đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trong đó có hoàn thành vượt chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,...
Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Sự việc Trường tiểu học và Trung học cơ sở Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, Thái Bình) tổ chức cho học sinh đi học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) đã dấy lên nhiều tranh cãi và nhận phải những ý kiến phê phán từ dư luận.
Hà Nội: tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

Hà Nội: tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1178/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động