Thứ sáu 31/03/2023 16:09

10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Tư pháp

Bộ Tư pháp vừa có Quyết định số 1971/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự nổi bật năm 2021 của ngành Tư pháp, PL&XH xin trích đăng…
Hà Nội tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 bằng cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống Covid-19
Hà Nội tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 bằng cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống Covid-19

1. Ngành Tư pháp đóng góp kịp thời và tích cực trong triển khai, thể chế hóa các nội dung chính sách về xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Ngành tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tập trung tham mưu triển khai, thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt để triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược được xác định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phối hợp tích cực trong đề xuất các nội dung để các cơ quan có thẩm quyền tham mưu Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 19-KL/TW ngày 14-10-2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

2. Bộ, ngành Tư pháp tham mưu tích cực cho Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp về các vấn đề pháp lý để thực hiện “mục tiêu kép”: thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phát triển kinh tế xã hội

Thực hiện trách nhiệm thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ Tư pháp đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về các vấn đề pháp lý và tháo gỡ khó khăn cho DN, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tham gia tích cực trong xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản liên quan đến phòng, chống Covid-19…

3. Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương về xây dựng và hoàn thiện thể chế

Ngày 16-9-2021, Bộ Tư pháp đã phối hợp Văn phòng Chính phủ tham mưu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Hội nghị đã thảo luận các định hướng, kiến nghị cụ thể nhằm xây dựng, hoàn thiện thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…

4. Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng”

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn với hơn 70 chuyên đề, tham luận chất lượng cao. Trên cơ sở, nhận diện các thách thức, cơ hội và những vấn đề pháp lý đặt ra trong việc triển khai thực hiện định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng gắn với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước với sự tác động của đại dịch Covid-19, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay...

5. Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật năm 2021 của Việt Nam tăng 06 bậc

Năm 2021, chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật của Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá tăng 06 bậc. Sự kiện này góp phần nâng tầm hình ảnh và vị thế đất nước và mở ra nhiều cơ hội, tạo thế mạnh trong việc thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

6. Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2-6-2021 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Ngày 2-6-2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế với 7 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm. Đây là cơ sở chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nhận thức và tổ chức thi hành trên thực tế của các ngành, các cấp đối với công tác phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế…

7. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều đổi mới, đa dạng về nội dung, hình thức

Năm 2021, toàn ngành Tư pháp đã phối hợp cùng hệ thống chính trị cả nước đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử để phục vụ cho sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng - bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Lần đầu tiên Chương trình tôn vinh “Gương sáng pháp luật” được tổ chức nhằm biểu dương, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng và thi hành pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp, những tấm gương anh dũng, đức hy sinh của Nhân dân và cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

8. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý quan trọng cho việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sắp xếp tổ chức, cán bộ cơ quan tư pháp địa phương

Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng về tổ chức Ngành để các địa phương kịp thời tiến hành sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp trong giai đoạn mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu pháp lý của người dân, tổ chức và DN, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

9. Hợp tác quốc tế về pháp luật đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh đại dịch Covid - 19

Năm 2021, hoạt động hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả nổi bật như: Ký kết được 5 thỏa thuận trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức các nước của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; ký kết các chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2022 với Bộ Tư pháp các nước: Thái Lan, Liên bang Đức, Algeria; tham gia với tinh thần trách nhiệm cao tại Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN lần thứ 11, Hội nghị quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 20, Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương về đăng ký và thống kê hộ tịch, Hội nghị thường niên năm 2021 của Tổ chức quốc tế về Luật phát triển (IDLO).

10. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của công tác nuôi con nuôi trong bối cảnh đại dịch Covid - 19

Ngày 23-10-2021, Lễ giao nhận 92 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cư trú tại 23 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cho 91 gia đình cha mẹ nuôi của 08 nước châu Âu đã được Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức tập trung, an toàn và thành công tại TP HCM trong bối cảnh dịch Covid-19.

PL&XH
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Chia sẻ kinh nghiệm khu vực và các tiến bộ quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn

Chia sẻ kinh nghiệm khu vực và các tiến bộ quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn

Bà Ramla Al Khalidi, Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết, bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh đang cản trở tiến trình phát triển kinh tế-xã hội và đời sống, sinh kế bền vững của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các nước khác trong khu vực...
Lần đầu tiên ICJ sẽ đưa ra ý kiến về mặt pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu

Lần đầu tiên ICJ sẽ đưa ra ý kiến về mặt pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu

Đại hội đồng LHQ vừa thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu Toà án Công lý quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
Ả-rập Xê-út đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại khu vực và quốc tế

Ả-rập Xê-út đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại khu vực và quốc tế

Chiều 29/3/2023, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Ả-rập Xê-út tại Việt Nam Mohammed Bin Ismaeil A. Dahlwy (Mô-hăm-mét Bin Ít-xờ-ma-in An Đa-la-uy) nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.
Hà Nội sẽ nghiên cứu tiêu chí về việc đỗ, để phương tiện ở hè phố

Hà Nội sẽ nghiên cứu tiêu chí về việc đỗ, để phương tiện ở hè phố

Sáng 31/3, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP tổ chức Hội nghị giao ban quý I/2023 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến, để bàn về 3 nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường,...
Hà Nội: Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho 6 Phó Chủ tịch UBND TP

Hà Nội: Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho 6 Phó Chủ tịch UBND TP

Các Phó Chủ tịch UBND TP được thực hiện các thẩm quyền của Chủ tịch UBND TP quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành...
Hà Nội lấy ý kiến cấp thành phố về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Hà Nội lấy ý kiến cấp thành phố về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chiều 30/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chủ trì Hội nghị cấp thành phố đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI của TP Hà Nội: Có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt

Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI của TP Hà Nội: Có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt

Thành ủy Hà Nội vừa tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Hoan nghênh biện pháp mạnh của Bộ Thông tin và Truyền thông

Hoan nghênh biện pháp mạnh của Bộ Thông tin và Truyền thông

Việc Bộ TT&TT công bố danh sách các webiste khuyến nghị thương hiệu, nhãn hàng đặt quảng cáo được xem là giải pháp căn cơ nhằm loại bỏ vấn nạn quảng cáo độc hại, sai sự thật đang bùng phát trong thời gian gần đây.
Hà Nội nên xem nghiên cứu khoa học là một tiêu chí đánh giá cán bộ

Hà Nội nên xem nghiên cứu khoa học là một tiêu chí đánh giá cán bộ

"TP Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế để khuyến khích, động viên các cán bộ, nhân viên có khát vọng, đam mê nghiên cứu khoa học, để nghiên cứu khoa học trở thành nhu cầu; đồng thời nên coi nghiên cứu khoa học cũng là một tiêu chí đánh giá cán bộ" - GS

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động