Đổi mới phương thức và tiếp tục tăng cường hiệu quả các công tác tư pháp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSở Tư pháp TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân ở cơ sở vào cuối tháng 11/2023. Ảnh: Văn Mạnh |
Trong đó, chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới...
Cùng với đó, Phòng Tư pháp huyện Mỹ Đức thường xuyên rà soát, đôn đốc, thực hiện quyết liệt, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, phức tạp để giải quyết, tham mưu các giải pháp thực hiện bảo đảm tiến độ các chương trình, kế hoạch.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được đổi mới, linh hoạt về nội dung và hình thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, viên chức và toàn thể Nhân dân. Đội ngũ làm công tác PBGDPL được củng cố và duy trì hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện có 20 báo cáo viên pháp luật, 447 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, trong đó có 333 người tham gia phổ biến pháp luật trực tiếp. Năm 2023, huyện đã tổ chức 225 hội nghị tuyên truyền với 17.013 lượt người tham dự, phát thanh 6.692 buổi; cấp phát 34.128 tờ rơi, tờ gấp, tài liệu... về các văn bản pháp luật.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của huyện, xã, thị trấn, các cơ quan liên quan, công tác hòa giải trên địa bàn huyện đã được quan tâm giải quyết một cách có hiệu quả.
Toàn huyện có 149 tổ hòa giải với 982 hòa giải viên, 100% hòa giải viên cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật được tham gia bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hòa giải. Năm 2023, tổng số vụ việc thụ lý là 63 vụ việc, số vụ hòa giải thành là 58 vụ (đạt tỷ lệ 92%).
Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật…
Cùng với đó, huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch: đăng ký khai sinh mới 2.536 trường hợp, khai tử 1.015 trường hợp, kết hôn 949 đôi, thay đổi cải chính bổ sung hộ tịch 358 trường hợp, cấp trích lục bản sao hộ tịch cho 25.035 trường hợp...
UBND huyện giao Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội, Chi nhánh số 7 tổ chức hội nghị tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý lưu động tại 10 đơn vị xã, thị trấn…
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương đã ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Tư pháp huyện Mỹ Đức trong năm vừa qua và đề nghị trong thời gian tới đội ngũ công chức ngành Tư pháp từ huyện đến cơ sở sẽ tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch công tác đã đề ra; bám sát chương trình, kế hoạch công tác của Sở Tư pháp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng, an ninh của huyện.
Bên cạnh đó, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ. Đổi mới phương thức và tăng cường hiệu quả công tác đăng ký quản lý hộ tịch, chứng thực, công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở.
“Năm 2023, huyện Mỹ Đức có 1 tập thể và 1 cá nhân được UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen trong 10 năm thực hiện luật hòa giải cơ sở; 1 tập thể được trao giấy chứng nhận trong Cuộc thi “Hoà giải viên giỏi” Thành phố Hà Nội năm 2023; UBND huyện khen thưởng 5 tập thể và 6 cá nhân có thành tích trong công tác tư pháp năm 2023”. |
Dấu ấn trong công tác Tư pháp Thủ đô năm 2023 | |
Hà Nội: Tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả công tác tư pháp | |
Huyện Hoài Đức thực hiện hiệu quả công tác tư pháp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại