Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững nổi bật trong năm 2023
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênXu hướng và thị trường bán lẻ” vừa qua tại Hà Nội, đại diện các DN đều nhận định rằng, xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững là nổi bật trong năm 2023. |
Người tiêu dùng quan tâm và tin tưởng rằng, các sản phẩm bền vững sẽ giúp tiết kiệm chi phí về mặt lâu dài mặc dù có thể có chi phí ban đầu cao hơn. Sức khỏe và an toàn của bản thân và gia đình là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng có xu hướng chọn các sản phẩm hữu cơ và tự nhiên để tránh tiếp xúc với hóa chất và độc tố.
Theo bà Đặng Thúy Hà - GĐ nghiên cứu hành vi khách hàng của NielsenIQ Việt Nam, người tiêu dùng kỳ vọng các DN có sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Khảo sát của NielsenIQ chỉ ra rằng, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của DN nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng. Tỷ lệ tương tự đánh giá là rất quan trọng. Trong khi đó, chỉ có 3% người tiêu dùng cho rằng điều này không quan trọng. Người tiêu dùng đang nỗ lực hành động để hướng tới lối sống bền vững hơn, trong đó, giảm thiểu rác thải nhựa là hình thức bảo vệ môi trường phổ biến nhất. Và từ đây, người tiêu dùng ngày càng coi trọng yếu tố bền vững khi mua sắm, trong đó, gần 90% ủng hộ những công ty kinh doanh đạo đức, trách nhiệm xã hội.
Biến đổi khí hậu đã và đang để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống con người trên quy mô toàn cầu. Trong khi đó, trung bình mỗi năm Việt Nam có tới 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, 24 tỷ túi nilon dùng 1 lần bị xả thải sau 1 lần dùng hàng năm.
Trung bình mỗi hộ gia đình dùng 1 kg túi nilon hàng tháng. 90% rác thải nhựa không được tái chế, phần lớn được xử lý bằng chôn, lấp, đốt. Việt Nam thuộc top 4 trong số 20 quốc gia có lượng rác thải nhựa cao nhất thế giới, chiếm 6% tổng lượng rác thải nhựa toàn thế giới.
DN cần lưu ý rằng, những hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội và cộng đồng luôn được sự ủng hộ từ các phân khúc người tiêu dùng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cao nếu có mức giá cạnh tranh và dễ tìm mua.
Mạng xã hội là kênh truyền thông hiệu quả để chia sẻ thông tin và tin tức về các hoạt động hiệu quả. Nhờ vào danh mục sản phẩm thân thiện với môi trường, DN và nhà bán lẻ có thể kỳ vọng ở gia tăng doanh số từ việc người tiêu dùng có thể mua thường xuyên hơn.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Tiến - GĐ Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp chia sẻ, gần đây, xu hướng thực phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường trở nên phổ biến và trở thành xu hướng tiêu dùng hiện đại. Đây là xu thế tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Hiện nay, nhiều DN nông sản đã đầu tư mạnh hơn vào khâu chế biến, đa dạng hóa sản xuất, liên kết với nhau tạo thành phong trào sản xuất nông sản hữu cơ và phát triển rộng khắp cả nước. Việc sản xuất, canh tác hữu cơ tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong 5 năm năm gần đây đã giúp gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu với hơn 300 triệu đô la Mỹ/năm, đáp ứng thị trường nội địa và vươn xa tới thị trường khoảng 180 nước.
Ngoài ra, nhận thức của người sản xuất cũng ngày một nâng cao hơn khi đã có sự chú trọng về áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý và đặc biệt là nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ, thấp hơn so với các nước trong khu vực như 33% ở Philippine, 34% ở Thái Lan, 60% ở Malaysia, 90% ở Singapore.... Trong khi đó, các kênh bán lẻ hiện đại có tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ, đạt 11,8%/năm so với tốc độ khoảng 1% của chợ truyền thống. Hàng hóa trong các hệ thống bán lẻ hiện đại đa số được kiểm soát về chất lượng, mẫu mã và giá cả; hệ thống phân phối, logistics chuyên nghiệp hơn so với chợ truyền thống nên hàng hóa được đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp, nông sản Việt Nam hiện nay vẫn sản xuất nhỏ lẻ nên khâu kiểm soát chế biến sau thu hoạch vẫn còn yếu. Thông tin thị trường phát triển nhập khẩu nông sản không được cập nhật, nắm vững nên sản phẩm thương mang tính tự sản xuất, không đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu nước ngoài. Để xu hướng sử dụng, tiêu dùng nông sản sạch được phát triển bền vững, hướng tới một cộng đồng khỏe mạnh, cần phải có những giải pháp căn cơ và sát sườn.
Khảo sát năm 2023 của NielsenIQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế. 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí. Tỷ lệ người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện cùng ở mức 45%. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại