Xin giảm án khi nhận án tù vì buôn bán động vật quý hiếm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Bị cáo Thuần và các cá thể động vật bị thu giữ. |
Trước đó, khoảng 19g30’ ngày 22-6, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế, Công an quận Hoàn Kiếm, phối hợp với Hạt kiểm lâm số 2 làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên địa bàn thì phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy chở theo phí sau 1 thùng catton có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành dừng xe để kiểm tra.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong thùng có chứa 4 cá thể rùa còn sống nghi là động vật nguy cấp, quý hiếm. Nam thanh niên trên cũng không xuất trình được giấy tờ liên quan đến số cá thể rùa này. Tổ công tác đã đưa người này về trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm để tiếp tục làm rõ.
Tiến hành giám định 4 cá thể động vật trên, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã xác định đây là loài rùa hộp trán vàng miền Bắc (thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ). Thuần khai nhận, đã mua 4 cá thể rùa này tại Yên Bái với mục đích bán lại kiếm lời.
Tiếp tục khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, lực lượng chức năng đã thu giữ 53 cá thể rùa núi vàng Indotestudo Elongat và 6 cá thể rùa núi viền Manouria Inpressa (đều thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ).
Do đó, HĐXX sơ thẩm của TAND quận Hoàn Kiếm tuyên bị cáo 14 tháng tù. Thuần đã kháng cáo xin giảm án vì đang nuôi con nhỏ. HĐXX phúc thẩm của TAND TP Hà Nội chuyển án tù giam thành 14 tháng án tù treo với bị cáo.
Trước đó, tại Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”, góp ý về việc ngăn chặn tiêu thụ động vật hoang dã và tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Thị Thanh Nhàn nêu ý kiến: Hiện nay, chúng ta có nhiều luật, văn bản đề cập đến việc xử phạt hành vi săn bắn, tiêu thụ, chế biến, tàng trữ động vật hoang dã nhưng chế tài thực thi còn chưa hiệu quả và chưa có báo cáo giám sát việc thực thi pháp luật. Nếu việc xử lý các hành vi vi phạm được đề cập, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì sẽ giảm được tình trạng săn bán động vật hoang dã. Ví dụ như việc đưa thông tin về một cán bộ, lãnh đạo bị hạ chức, khai trừ khỏi đảng hoặc thậm chí là biện pháp xử lý nặng hơn được tuyên truyền thì chắc chắn sẽ có tác động đến thay đổi nhận thức, hành vi tiêu thụ động vật hoang dã dưới mọi hình thức. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại