Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo hướng gọn nhẹ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhân dân có cơ hội nhiều hơn trong tiếp cận pháp luật
Để đưa pháp luật vào cuộc sống không thể thiếu được vai trò của chính quyền cấp xã, bởi đây là cấp cuối cùng thực hiện quyền lực nhà nước đến người dân, nhất là trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được hiến định.
Để có mặt bằng chung trong việc chuẩn tiếp cận pháp luật, Chính phủ đã xây dựng Quyết định là cơ sở pháp lý quan trọng và đồng bộ để triển khai thực hiện, có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa pháp luật vào đời sống, bảo đảm quyền con người, dân chủ xã hội chủ nghĩa, đây cũng là tiêu chí quan trọng để xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận xã phường, đã giúp các đơn vị cơ sở sát sao thực hiện hơn. Thực hiện xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trên địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Phòng Tư pháp huyện đã tham mưu UBND huyện Đông Anh ban hành Kế hoạch thực hiện xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xác định việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương, kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Các xã, thị trấn đã đảm bảo nghiêm túc, dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, có hồ sơ, tự chấm điểm và có báo cáo đề nghị gửi Ủy ban nhân dân Huyện, các phòng chuyên môn thuộc huyện, các thành viên của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của Huyện dược phân công đã xem xét, thẩm định.
Còn theo đánh giá của Phòng Tư pháp quận Long Biên, việc xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luận cấp xã, phương đã tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ lãnh đạo các phòng, ban ngành của quận, UBND các phường, từ đó có sự quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường, xã.
Các tiêu chí, chỉ tiêu phạm vi điều chỉnh rộng lại thiết thực, như: Thi hành Hiến pháp, luật, văn bản hành chính của cấp trên, phổ biến giáo dục pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, an ninh trật tự, giải quyết thủ tục hành chính, hòa giải cơ sở, thực hiện dân chủ ở cơ sở, đều liên quan đến người dân trên địa bàn phường.
Do đó, UBND các phường đã có sự tập trung hơn trong chỉ đạo điều hành khắc phục các tồn tại, trên các lĩnh vực theo bộ chỉ tiêu, tiêu chí phường chuẩn tiếp cận pháp luật còn hạn chế, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc tạo chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực ban hành văn bản tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, các nhiệm vụ cấp trên giao, giải quyết thủ tục hành chính, phổ biến giáo dục pháp luật, thực hiện dân chủ ở cơ sở... qua đó người dân được tiếp cận pháp luật tốt hơn.
|
Điều chỉnh tiêu chí đánh giá cho phù hợp thực tiễn địa phương
Trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã phường, Phòng Tư pháp quận Long Biên cũng có những kiến nghị để thực hiện vấn đề này tốt hơn trong những năm tới, như việc: Bộ Tư pháp cần xem xét một số tiêu chí về các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của nhân dân trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.
Bên cạnh đó, nên xem xét đưa công tác chuẩn tiếp cận pháp luật là một tiêu chí bình xét thi đua hằng năm đối với cấp Quận, phường.
Theo Bộ Tư pháp, sau 4 năm thực hiện Quyết định số 619/2017/QĐ-TTg đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp xã và cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở.
Bên cạnh kết quả đạt được, thực tiễn thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số tiêu chí cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn chưa phù hợp, khả thi, một số nội dung, chỉ tiêu còn định tính, mâu thuẫn, trùng lắp, chồng chéo. Một số chỉ tiêu không thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp xã; chưa nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thời, đúng quy định trách nhiệm của chính quyền cấp xã nhằm tạo môi trường pháp lý phục vụ đời sống người dân.
Việc đánh giá hài lòng của tổ chức, cá nhân về sự phục vụ của chính quyền trong thực hiện thủ tục hành chính vừa là chỉ tiêu vừa là điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa phù hợp, trùng lắp; hiện nay đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính đã được thực hiện theo quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Thời hạn thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa phù hợp, do quy định thời hạn ngắn nên quá trình tổ chức đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn khó khăn, khó đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng, gây áp lực cho địa phương.
Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp cho rằng, việc dự thảo quy định về 05 tiêu chí trong dự thảo Quyết định sẽ tạo cơ sở đầy đủ, thực chất, hiệu quả, phù hợp với mục đích đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo hướng gọn nhẹ, bỏ bớt các nội dung trùng lắp.
Đảm bảo khả thi trong đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật | |
Đề xuất tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại