Thứ năm 12/12/2024 08:32

Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả phổ biến pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vai trò quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn. Trong những năm qua, UBND quận Hai Bà Trưng đã triển khai thực hiện công tác PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đạt nhiều kết quả tích cực.
-	Luật sư tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh tại Trường Trung học cơ sở Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng. Ảnh: Thái San
Luật sư tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh tại Trường THCS Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng. Ảnh: Thái San

Phó Trưởng phòng Tư pháp quận Hai Bà Trưng Nguyễn Tự Nguyện cho biết, được sự chỉ đạo, lãnh đạo của Quận ủy, UBND quận, công tác PBGDPL trên địa bàn quận được triển khai đồng bộ với sự vào cuộc của các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL quận và sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị của quận nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng cho công tác này.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật được quận tổ chức với nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nhắn tin qua hệ thống mạng xã hội zalo, facebook, qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, qua màn hình led, các cuộc thi tuyên truyền thực tuyến và bài viết… Tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn quận đạt từ 85 đến 90%, có nhiều phường không phát sinh vụ việc mâu thuẫn. Kết quả đánh giá công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn quận thường xuyên đạt tỷ lệ 100%...

Kết quả của công tác PBGDPL trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã có những thành tích đáng nghi nhận: đạt giải Ba cấp TP cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên mội trường mạng” bằng video tuyên truyền dành cho đối tượng trên 18 tuổi; đạt giải Nhì cấp TP cuộc thi “Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về phòng, chống tham nhũng”…

Từ những kết quả đã đạt được thể hiện sự quan tâm tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn quận trong việc nâng cao ý thức tìm hiểu pháp luật.

Vừa qua, Sở Tư pháp TP Hà Nội phối hợp với Cục PBGDPL Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo xây dựng tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn TP Hà Nội. Phó Trưởng phòng Tư pháp quận Hai Bà Trưng Nguyễn Tự Nguyện trình bày tham luận, cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo kế hoạch.

Ông Nguyễn Tự Nguyện cũng cho biết, việc đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thời gian quan vẫn chưa thật sự đánh giá được đúng kết quả công tác PBGDPL của một số đơn vị. Một số tiêu chí đánh giá còn mang tính chất chung chung, khó đánh giá, chỉ phù hợp đối với việc đánh giá mang tính chất quản lý Nhà nước theo lĩnh vực…

Việc triển khai thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP trên địa bàn quận hiệu quả chưa được như mong muốn. Ngoài ra, quận Hai Bà Trưng góp ý một số nội dung về dự thảo kế hoạch, trong đó, tại nội dung 2 Phạm vi áp dụng: mục b “Kết quả đầu ra của các hoạt động PBGDPL về Luật Thủ đô 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Trên thực tế, những hội nghị PBGDPL về Luật Thủ đô năm 2024 đã được tập trung triển khai ngay trong năm 2024, nhưng việc đánh giá hiệu quả lại lấy số liệu từ ngày 31/12/2024 thì những nội dung đã triển khai sẽ không được đưa vào tính vậy sẽ làm giảm điểm của tiêu chí này của các đơn vị. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm về nội dung này đề xuất điều chỉnh nội dung này thành: kết quả đầu ra của các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Thủ đô năm 2024 thì sẽ phù hợp với thực tế hơn.

Tại nội dung 5 Tổ chức tự đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL theo khung tiêu chí tại mục b mốc thời gian để tính đánh giá, chấm điểm nội dung. Ở nội dung này các mốc thời gian đang chưa thực sự logic. Do đó, quận Hai Bà Trưng đề xuất cơ quan soạn thảo điều chỉnh lại thời gian cho việc chốt số liệu vì kỳ đầu tính từ ngày 31/12/2024 đến ngày 31/12/2025, vậy kỳ thứ 2 không thể tính từ ngày 31/12/2025 đến ngày 31/12/2026. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu điều chỉnh lại thời gian kết thúc đánh giá lần đầu chỉ tính đến ngày 30/12. Vì nội dung thí điểm thực hiện trong 2 năm nên nếu được đề xuất cơ quan soạn thảo nghiên cứu trình bày rõ theo từng năm thí điểm để dễ hiểu, dễ thực hiện hơn ví dụ năm 2025 thông tin lấy số liệu từ ngày đến hết ngày. Năm 2026 thông tin lấy số liệu từ ngày đến hết ngày.

Đổi mới đánh giá hiệu quả công tác phổ biến pháp luật
Nhiều mô hình phổ biến pháp luật hiệu quả
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động