Viện kiểm sát nhân dân thành phố kháng nghị một phần của bản án sơ thẩm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTại phiên sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã không triệu tập người đại diện Nhật Cường tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót.
Theo quyết định kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội nêu rõ: quá trình điều tra cũng như kết quả xét hỏi tại phiên tòa xác định toàn bộ khoản tiền 221 tỷ đồng thu lời bất chính từ hành vi buôn lậu được nhập vào Công ty Nhật Cường; theo dõi, hạch toán, quản lý trên phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường do bị can Bùi Quang Huy (hiện đang bỏ trốn) là chủ sở hữu. Các bị cáo trong vụ đều là người làm công ăn lương, không được ăn chia.
Các bị cáo tại phiên toà. |
Do vậy, viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội quyết định kháng nghị phần quyết định về biện pháp tư pháp của bản án hình sự sơ thẩm số 144/2021/HS-ST ngày 10-5-2021 của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Cụ thể, viện kiểm sát đề nghị tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, sửa bản án hình sự sơ thẩm số 144/2021 HS-ST ngày 10-5-2021 của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội theo hướng đưa Công ty Nhật Cường tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; buộc Công ty Nhật Cường phải nộp lại khoản tiền 221 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu để tịch thu sung quỹ nhà nước;
Đồng thời, không buộc các bị cáo Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc, Đỗ Quốc Huy, Nông Văn Lư, Trần Tất Khoa, Lê Hoài Phương, Ngô Tuấn Sửu, Ngô Đức Tùng, Hoàng Văn Phong, Nguyễn Bảo Trung, Phạm Văn Hiệp, Bùi Quốc Việt và Đỗ Văn Dũng phải liên đới nộp lại khoản tiền thu lợi bất chính 221 tỷ đồng.
Theo bản án sơ thẩm, trong thời gian từ tháng 1-2014 đến tháng 5-2019, Bùi Quang Huy đã trực tiếp và chỉ đạo các nhân viên Công ty Nhật Cường thực hiện hành vi giao dịch, mua bán trái phép tổng số 2.502 đơn hàng với 255.311 sản phẩm điện thoại di động và thiết bị điện tử, tổng trị giá thanh toán trên 2.927 tỷ đồng của 16 nhà cung cấp tại Hồng Kông, Trung Quốc.
Sau đó, Bùi Quang Huy thuê các đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép từ Hong Kong về Việt Nam giao cho Công ty Nhật Cường tiêu thụ. Thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ, Công ty Nhật Cường đã tiêu thụ được 254.364 sản phẩm, thu lợi bất chính 221 tỷ đồng.
Là chủ mưu, Bùi Quang Huy đã chỉ đạo nhân viên bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản, nguồn vốn hoạt động thực tế của công ty, gây thiệt hại cho nhà nước gần 30 tỷ đồng.
Như phiên toà trước đó, tòa án nhân dân TP. Hà Nội tuyên án sơ thẩm phạt Nguyễn Bảo Ngọc, giám đốc tài chính Nhật Cường, nhận 14 năm tù về các tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và buôn lậu; Trần Ngọc Ánh, phó tổng giám đốc Nhật Cường, lĩnh 13 năm tù; Bùi Quốc Việt (anh trai bị can Bùi Quang Huy, ông chủ Nhật Cường) nhận 5 năm tù cùng về tội buôn lậu; các bị cáo khác từ 3 năm 6 tháng đến 9 năm tù.
Ngoài việc tuyên phạt tù có thời hạn đối với các bị cáo, tòa cấp sơ thẩm còn tuyên buộc các bị cáo phải liên đới nộp lại khoản tiền thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội buôn lậu 221 tỷ đồng để sung quỹ nhà nước.
Trong đó, bị cáo Trần Ngọc Ánh (phó tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) 69,5 tỷ đồng; Nguyễn Bảo Ngọc (giám đốc tài chính) 40 tỷ đồng; Đỗ Quốc Huy (giám đốc bán hàng) 30 tỷ đồng; Hoàng Văn Phong (trưởng ngành hàng Apple) 10 tỷ đồng; Nông Văn Lư (nhân viên) 10 tỷ đồng; Trần Tất Khoa (giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc) 15 tỷ đồng; Lê Hoài Phương (nhân viên) 5 tỷ đồng; Bùi Quốc Việt (nhân viên) 2 tỷ đồng...
Ngoài ra, hội đồng xét xử dành cho các bị cáo quyền yêu cầu những đối tượng đang bỏ trốn gồm Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Nhật Cường trả lại cho mình một phần số tiền này sau.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại