Thứ sáu 26/04/2024 09:25

Vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hỏi: Tôi là chủ hộ kinh doanh đã nhiều năm. Sắp tới tôi dự định chấm dứt việc kinh doanh để chuyển lên thành phố sống cùng con, nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già. Tôi nghĩ không kinh doanh nữa thì cũng không phát sinh nghĩa vụ gì nên cứ chủ động dừng kinh doanh. Tuy nhiên, con trai tôi nói không kinh doanh nữa thì phải thông báo cho cơ quan chức năng. Xin hỏi con trai tôi nói có đúng không? Nếu phải thông báo cho cơ quan chức năng mà tôi lại không thực hiện thông báo thì  hành vi của tôi có vi phạm pháp luât không, và có bị xử phạt vi phạm gì không?    

(Nguyễn Bá Tuyên, trú tại Sóc Sơn, Hà Nội)

ho kinh doanh cham dut hoat dong kinh doanh ma khong thong bao cho co quan dang ky kinh doanh
Ảnh minh họa

Trả lời:

Tại Điều 77 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy đinh chi tiết về đăng ký doanh nghiệp quy định nội dung chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như sau:

“Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.”

Theo quy định trên, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Con trai bạn đã nói đúng. Nếu không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi chấm dứt hoạt động kinh doanh thì hộ kinh doanh của bạn đã vi phạm quy định về chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh được quy định tại Điều 77 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư, cụ thể:

“Điều 44. Vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy hộ gia đình có hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Áp dụng Điều 4 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 44 Nghị định số Nghị định 50/2016/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm cụ thể của đối tượng vi phạm sẽ xác định mức tiền phạt đối với hộ gia đình có hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Đồng thời hộ gia đình có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP “Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện” về việc chấm dứt kinh doanh.

Thu Thảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động