Thứ hai 29/04/2024 22:45
Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba (BRF 3)

Vành đai và Con đường đã trở thành một cơ chế hợp tác quốc tế lớn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 18/10/2023, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba (BRF 3) tiếp tục diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc với ba phiên họp cấp cao về kinh tế số, phát triển xanh và kết nối khu vực cùng sáu diễn đàn nhánh cấp bộ trưởng về kết nối thương mại, giao lưu Nhân dân, giao lưu học giả, con đường tơ lụa sạch, hợp tác địa phương và hợp tác biển.
Vành đai và Con đường đã trở thành một cơ chế hợp tác quốc tế lớn
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá với quyết tâm cao, đầu tư lớn, nhiều chương trình, dự án, hành động cụ thể, Vành đai và Con đường đã trở thành một cơ chế hợp tác quốc tế lớn. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Tại các cuộc thảo luận, các nhà Lãnh đạo và các đại biểu chia sẻ đánh giá về những thách thức mà kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt, nhất là nguy cơ suy thoái kinh tế, tác động ngày càng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

Với mong muốn tạo động lực mới cho tăng trưởng, đã có rất nhiều chia sẻ về kinh nghiệm về xây dựng kinh tế số, xanh hoá các ngành công nghiệp truyền thống, chuyển đổi năng lượng sạch, cải thiện hạ tầng giao thông liên quốc gia, cũng như các giải pháp sáng tạo để góp phần giải quyết những thách thức chung của khu vực và thế giới.

Các đại biểu nhất trí hợp tác thời gian tới cần tập trung thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn kết hơn nữa các nền kinh tế cũng như đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào sản xuất, các hoạt động kinh tế và đời sống, cần chú trọng việc xử lý hiệu quả các vấn đề an ninh, an toàn mạng, và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu về trí thông minh nhân tạo.

Các nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế để thu hút nguồn lực, hỗ trợ các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, bắt kịp và hưởng lợi được từ các xu thế phát triển mới.

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá với quyết tâm cao, đầu tư lớn, nhiều chương trình, dự án, hành động cụ thể, Vành đai và Con đường đã trở thành một cơ chế hợp tác quốc tế lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào kết nối hạ tầng, liên kết kinh tế toàn cầu, là khuôn khổ hợp tác mở bao trùm, chất lượng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên tham gia, và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị và sự gắn kết giữa Nhân dân các nước.

Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến có lợi cho hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam hoan nghênh và đã tích cực tham gia nhiều cơ chế, sáng kiến toàn cầu quan trọng do Trung Quốc khởi xướng.

Trao đổi về kinh tế số - động lực mới của tăng trưởng, Chủ tịch nước chia sẻ chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn cầu, được thúc đẩy bởi những đột phá công nghệ mới, hiện đại.

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh phát triển kinh tế số mở ra tiềm năng và không gian phát triển mới to lớn và nhanh chóng tạo sự liên kết giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ tham gia sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế số toàn cầu.

Tuy nhiên, kinh tế số cũng tiềm ẩn những rủi ro về an ninh, an sinh xã hội nếu không được định hướng và quản lý phù hợp. Hợp tác Vành đai và Con đường đã kịp thời nắm bắt xu thế này và đóng góp quan trọng vào sự thay đổi mạnh mẽ của các quốc gia dọc Con đường tơ lụa kỹ thuật số, từ kết cấu hạ tầng số hiện đại, các thành phố thông minh, đến hoạt động thương mại sôi động trên không gian số.

Chủ tịch nước chia sẻ Việt Nam coi trọng các con đường kết nối với thế giới cả trên đất liền, trên không, trên biển, trên không gian số. Theo đó, Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Trên tinh thần đó, Việt Nam xác định: Không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số, công nghệ số và dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng cao; năm 2022 đóng góp 14,26% vào GDP, và đang hướng đến mục tiêu 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030.

Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia và mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người dân trong quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, Chủ tịch nước đề xuất hợp tác về kinh tế số dựa trên ba trụ cột sau.

Thứ nhất là hợp tác về thể chế số để xây dựng các quy định phù hợp, bảo đảm sự thông suốt, an toàn, bảo mật dữ liệu; tạo môi trường kinh doanh thân thiện; phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia, cần tính đến trình độ phát triển, đặc thù của các quốc gia, bảo đảm cân bằng lợi ích, bình đẳng cho các bên.

Thứ hai là hợp tác về hạ tầng số để bảo đảm và nâng cao năng lực tham gia của các nước vào nền kinh tế số toàn cầu. Chủ tịch nước kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Thứ ba là hợp tác nhân lực số để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mới, hiện đại. Chủ tịch nước nhấn mạnh trong lĩnh vực kinh tế số cần thúc đẩy các dự án chuyển giao tri thức và công nghệ.

Bên lề Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” lần thứ 3, chiều 18/10/2023 cũng đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Vành đai và Con đường với sự tham dự của 1200 đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia, trong đó có 60 đại diện của các công ty thuộc nhóm 500 công ty hàng đầu thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam
Việt Nam kêu gọi các bên chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực Việt Nam kêu gọi các bên chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

UBND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, mà vẫn giữ nguyên 30 quận, huyện, thị xã như hiện nay.
Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có các quy định về khai thác các dòng sông theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang gồm: hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên; quy định hành lang thoát lũ vào mùa lũ; hàng lang bảo vệ để ngăn lũ. Có như thế, các dòng sông chảy qua địa bàn Thủ đô mới trở thành các trục cảnh quan, không gian phát triển.
Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Ngày 26/4/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn các nước ASEAN và Nga tham dự Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20 tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga.
Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ngày 4/5, Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân với sự tham dự của 245 đại biểu, đại diện cho hơn 2.000 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của TP Hà Nội.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động