Thứ bảy 19/04/2025 05:40

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar (Su-bờ-ra-ma-ni-am Giai-san-ca) bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15-17/10/2023.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam
Sáng 16/10/2023 tại Nhà khách Chính phủ, hai Bộ trưởng đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ (UBHH).

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh Bộ trưởng Jaishankar thăm chính thức Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Bộ trưởng Jaishankar bày tỏ vui mừng lần đầu tiên sang thăm Việt Nam; chúc mừng các thành tựu quan trọng của Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội và triển khai chính sách đối ngoại; khẳng định Ấn Độ luôn coi trọng việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Ấn Độ đã được các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Tại Kỳ họp UBHH lần thứ 18 với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành liên quan hai nước, hai bên đã tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện quan hệ song phương kể từ Kỳ họp UBHH lần thứ 17 (tháng 8/2020) và việc triển khai Kế hoạch Hành động Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2021-2023.

Hai Bộ trưởng hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam- Ấn Độ trong thời gian qua; đặc biệt, hai nước đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động ý nghĩa trong năm 2022.

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao và các cấp giữa hai nước; duy trì triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có, đồng thời sớm đưa vào hoạt động cơ chế Đối thoại về Ngoại giao Kinh tế cấp Thứ trưởng Ngoại giao; xúc tiến xây dựng Chương trình Hành động cho giai đoạn 2024 - 2026; tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh theo tinh thần Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ Đối tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2030; thúc đẩy đàm phán, sớm ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Pháp luật và Tư pháp Ấn Độ.

Hai bên hài lòng nhận thấy hợp tác kinh tế-thương mại phục hồi và phát triển tốt sau đại dịch, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đã vượt mức 15 tỷ USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra; nhất trí phối hợp chặt chẽ tạo hành lang thuận lợi cho các hoạt động thương mại và đầu tư, phấn đấu đưa kim ngach thương mại sớm đạt mốc 20 tỷ USD.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Ấn Độ xem xét giảm áp dụng các rào cản thương mại và các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; tạo thuận lợi thủ tục cho việc nhập khẩu thép của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ ủng hộ việc hai bên sớm gia hạn Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế-thương mại giai đoạn 2018-2023; nhất trí triển khai hiệu quả Thỏa thuận khung về hợp tác nông nghiệp, trong đó cho phép một số sản phẩm hoa quả và các sản phẩm chế biến của hai nước được xuất sang thị trường của nhau; đề nghị hai nước sớm áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến.

Trao đổi về hợp tác phát triển và giáo dục-đào tạo, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ nhất trí tiếp tục hỗ trợ các Dự án tác động nhanh (QIPs) cũng như các suất học bổng hàng năm theo Chương trình Hợp tác kỹ thuật và kinh tế Ấn Độ (ITEC) và Chương trình trao đổi văn hóa và Chương trình học bổng văn hóa chung (CEP/GCSS).

Hai Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ và thông tin, theo đó sớm triển khai họp lần thứ 4 Nhóm công tác chung về công nghệ thông tin và đàm phán và ký Hiệp định Đối tác số Việt Nam - Ấn Độ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao Ấn Độ hỗ trợ trùng tu, bảo tồn, tôn tạo Di sản Văn hóa thế giới khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn giao lưu về nghệ thuật, thể thao, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch hai nước đẩy mạnh các các hoạt động quảng bá du lịch, văn hóa, ẩm thực, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm du lịch… Hai Bộ trưởng nhất trí xem xét việc gia tăng các chuyến bay thẳng giữa hai nước nhằm tăng cường hợp tác du lịch, kinh tế, thương mại và giao lưu Nhân dân.

Hai Bộ trưởng nhất trí tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại Liên hợp quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Jaishankar khẳng định Ấn Độ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, coi ASEAN là trọng tâm trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ; nhất trí tăng cường hợp tác Mê Công - Ganga.

Hai bên nhất trí khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, kiềm chế không có các hành động làm phức tạp hoặc leo thang xung đột, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Kết thúc Kỳ họp UBHH 18, hai Bộ trưởng đã ký Biên bản Thoả thuận của kỳ họp và nhất trí tổ chức Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ tại Ấn Độ vào thời điểm phù hợp.

Hai Bộ trưởng cũng đã dự Lễ phát hành bộ tem chung Việt Nam-Ấn Độ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1972-2022).

Nhân dịp này, Bộ trưởng Jaishankar trân trọng mời Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sang thăm chính thức Ấn Độ.

Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam thực hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn đến năm 2030 - 2045 Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam thực hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn đến năm 2030 - 2045
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp thực chất, hiệu quả hơn nữa vào công việc chung của UNESCO Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp thực chất, hiệu quả hơn nữa vào công việc chung của UNESCO
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng và nỗ lực của Trung tâm Phục vụ hành chính công TP trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian qua. Trung tâm đã có nhiều sáng kiến, giải pháp trong hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP, góp phần không nhỏ trong công cuộc cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng của TP trong đánh giá chất lượng, phục vụ.
Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (TTCNVH) đề xuất một khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các TTCNVH, nơi kết nối giữa di sản văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có giá trị cao.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động