Văn hóa ứng xử của thành phố vì hòa bình
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSự kết hợp hài hòa của quá trình hội nhập 20 năm sau khi đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” tạo nên một Hà Nội ngày càng dày về trầm tích văn hóa, và tiến bộ trong ứng xử. Hà Nội thanh bình, người dân Thủ đô của Việt Nam thân thiện và mến khách là những miêu tả của du khách quốc tế khi nói về văn hóa ứng xử tại vùng đất này. Giá trị đặc biệt nhất khi du lịch tại Hà Nội không chỉ là danh lam thắng cảnh, âm thanh và thị hiếu trải nghiệm mà chính nằm ở nét đẹp ứng xử của con người Hà Nội.
Không chỉ người dân, lối ứng xử văn hóa còn được nêu cao ở các cán bộ, công chức viên chức Thủ đô. Với vai trò nêu gương, đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ, ý thức, văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp của TP tại công sở, nơi cư trú và nơi công cộng, lấy đó là cốt lõi để lan tỏa, nhân rộng ra các tầng lớp nhân dân, từng bước xây dựng trật tự, kỷ cương trong xã hội, năm 2019, TP tiếp tục chọn Chủ đề công tác là năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” với quyết tâm đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chính quyền; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.
Cùng với việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, Hà Nội tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm; hoàn thiện nghiên cứu Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; đề án thí điểm kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo chủ chốt tại các quận, huyện, thị xã; đưa vào vận hành chính thức hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung 3 cấp.
Văn hóa ứng xử hòa bình được thể hiện từ các cán bộ, công chức viên chức Thủ đô. |
Qua 2 năm triển khai thực hiện các Quy tắc ứng xử của TP, cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, cá nhân và nhân dân quan tâm hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc. Bước đầu đã dần hình thành những chuẩn mực văn hóa, lời nói, thái độ, hành vi của tổ chức, cá nhân nơi công cộng, ý thức giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước, Thủ đô. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động góp phần không nhỏ vào việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Sở VHTT Hà Nội đã ban hành Công văn số 820/SVHTT-NSVH về việc giới thiệu và viết về gương điển hình tiên tiến thực hiện các Quy tắc ứng xử. Các cơ quan của TP được khuyến khích giới thiệu và viết từ 2-4 mô hình, gương điển hình tiên tiến là các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện hai Quy tắc ứng xử.
Qua hàng trăm gương điển hình tiên tiến được gửi đến cho cuộc thi viết về thực hiện các Quy tắc ứng xử ở địa phương do 21 quận, huyện, thị xã, Sở, ngành gửi đến, chúng ta có thể thấy văn hóa ứng xử đẹp hiện hiện khắp nơi trên mảnh đất này. Các gương điển hình được giới thiệu bằng hình thức bài viết cùng nhiều hình ảnh minh họa. Đến thời điểm này, ghi nhận huyện Hoài Đức 20 gương điển hình; quận Long Biên 8 gương điển hình; quận Nam Từ Liêm 7 gương điển hình; quận Thanh Xuân 6 gương điển hình; còn lại các quận: Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông, Tây Hồ… có từ 2-5 gương điển hình. Các Sở, ngành cũng đóng góp nhiều tấm gương tốt trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử tại cơ quan, đơn vị, trong đó có các sở: LĐ-TB&XH, Tài nguyên và môi trường, Quy hoạch – kiến trúc… Đây là những mô hình, điển hình tiêu biểu cần được nhân rộng nhằm tạo sự lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Với định nghĩa từ UNESCO tại Việt Nam về văn hóa hòa bình bao hàm các giá trị thái độ và hành vi của mỗi cá nhân, tương tác xã hội và sự chia sẻ dựa trên nguyên tắc tự do và dân chủ, lòng khoan dung và sự đoàn kết, chúng ta có thể khẳng định sau 20 năm hội nhập, hòa bình tiếp tục hiện diện trong từng cách ứng xử của người dân Thủ đô.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại