Uỷ quyền trong giải quyết TTHC: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ phận Một cửa phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Ảnh: Văn Biên |
Theo UBND TP Hà Nội, sau 1 năm triển khai thực hiện Quyết định về việc phê duyệt phương án ủy quyền giải quyết TTHC, trên địa bàn, toàn TP Hà Nội đã ban hành quyết định ủy quyền đối với 574/613 TTHC đạt 94%. Đã tham mưu UBND TP công bố TTHC đối với 574 TTHC được ủy quyền (đạt tỷ lệ 100%). Phê duyệt 578 quy trình nội bộ đạt tỷ lệ 100%, (do 04 TTHC có ủy quyền về 2 đơn vị thực hiện).
Đối với 39 TTHC chưa ủy quyền do vướng mắc, khó khăn đều đang thực hiện theo quy trình nội bộ TTHC đã được Thành phố ban hành theo quy định.
Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và pháp luật liên quan để ban hành các quyết định cá biệt để ủy quyền việc giải quyết thủ tục hành chính cụ thể trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể (điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác).
Ông Cù Ngọc Trang - Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, việc ủy quyền TTHC mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. Giúp chính sách, các quy định của pháp luật được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan hành chính nhà nước các cấp với người dân, doanh nghiệp. Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ của TTHC, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.
“Việc ủy quyền giải quyết TTHC đã tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC tiết giảm thời gian, chi phí; đồng thời đã giảm tải áp lực công việc cho sở, ngành, để đơn vị tập chung hơn cho nhiệm vụ tham mưu xây dựng chính sách, quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên địa bàn TP” – ông Cù Ngọc Trang nhấn mạnh
Theo ông Cù Ngọc Trang, việc thực thi phương án ủy quyền trong giải quyết TTHC đã đem lại hiệu ứng, khí thế tích cực công tác cải cách TTHC nói riêng, cải cách hành chính của TP nói chung.
Sau 1 năm triển khai đề án về phân cấp, ủy quyền, UBND TP. Hà Nội đánh giá, còn có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, năm 2024, các quận, huyện, thị xã của Hà Nội tiếp tục được phân cấp mạnh mẽ sẽ cân đối nguồn lực, lựa chọn nhiệm vụ ưu tiên hợp lý, tổ chức thực hiện hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phát huy mọi nguồn lực cho phát triển Thủ đô.
Tiếp tục rà soát, xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, tăng cường đào tạo cán bộ gắn với phương án phân cấp ủy quyền và giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị. Thực hiện kỷ luật, kỷ cương ngân sách, nguyên tắc của phân cấp: "Trách nhiệm, quyền hạn của cấp chính quyền nào thì cấp đó phải làm".
Các quận, huyện, thị xã ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được phân cấp trước khi thực hiện các nhiệm vụ của Thành phố bằng nguồn ngân sách cấp huyện trong khả năng cân đối.
TP Hà Nội cũng tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết đề xuất của các quận, huyện, thị xã đề xuất thay đổi quy mô đầu tư, tăng tổng mức đầu tư của từng dự án xây dựng mới, cải tạo sửa chữa các trường trung học phổ thông được phân cấp đầu tư cho cấp huyện phù hợp với chỉ tiêu, tiêu chuẩn của ngành, với yêu cầu đảm bảo hiệu quả, không lãng phí vốn ngân sách.
Theo UBND TP Hà Nội, Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, ủy quyền trong giải quyết TTHC, công việc. Chính vì vậy, năm 2024, Hà Nội tiếp tục để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đơn giản hóa thủ tục hành chính, mang lại những lợi tích thiết thực nhất cho người dân được thụ hưởng. |
Mô hình sáng tạo, bước tiến vượt bậc trong CCHC | |
Hà Nội: Xác định đầu tư cho CCHC là đầu tư cho phát triển |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại