Uống nước sắc từ lá cây để chữa bệnh, người đàn ông suýt mất mạng vì tan máu cấp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCây lộc mại. Ảnh: internet |
Người nhà cho biết, ông T bị táo bón nên đã tự vào rừng tìm hái lá lộc mại về sắc nước uống. Sau khi uống khoảng 1 cốc nước lá lộc mại, ông T thấy người mệt mỏi, đi tiểu ra nước màu đỏ. Đến hôm sau, tình trạng nặng hơn nên gia đình đã đưa ông T đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cấp cứu và tiếp tục được chuyển Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Kết quả xét nghiệm máu của ông T cho thấy huyết sắc tố hạ thấp và men gan tăng cao. Bá sĩ chẩn đoán ông T bị ngộ độc lá lộc mại gây tan máu cấp và sốc mất máu. Nhận định đây là ca bệnh phức tạp, nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ khoa Cấp cứu đã nhanh chóng đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, kết hợp truyền dịch, truyền máu, hồi sức tích cực theo phác đồ và làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.
Sau 5 ngày được điều trị, chăm sóc và hồi sức tích cực, sức khỏe của ông T đã ổn định, các chỉ số về hô hấp, men gan, tan máu đã cải thiện, đủ điều kiện được xuất viện.
Theo các bác sĩ, cây lộc mại là một cây thuốc thường được dùng theo kinh nghiệm dân gian, tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về tác dụng của loại cây này trong hỗ trợ điều trị bệnh. Dù các phương tiện truyền thông đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ngộ độc khi sử dụng lá lộc mại hoặc một số loại lá, cây để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, nhưng nhiều người dân vẫn chủ quan sử dụng dẫn đến ngộ độc đáng tiếc.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý sử dụng các loại lá cây để làm thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định. Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, cần đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian sớm nhất để xử trí, tuyệt đối không ở nhà để tự theo dõi hoặc điều trị theo các biện pháp dân gian.
Nguy hiểm rình rập từ việc sử dụng lá lộc mại để chữa bệnh | |
Nhập viện cấp cứu vì ăn lá lộc mại kèm thịt chó |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại