Tuyên truyền hiệu quả pháp luật về hôn nhân và gia đình
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuận Nam Từ Liêm tích cực đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”. Ảnh minh họa |
Theo đó, khoảng 70% các vụ việc ly hôn và yêu cầu về hôn nhân gia đình rơi vào các cặp vợ chồng ở độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống và hầu hết đều có con nhỏ chưa thành niên (năm 2021 có 172 vụ/170 việc; năm 2022 có 227 vụ/437 việc; năm 2023 có 269 vụ/437 việc, số liệu tính đến 31/10/2023).
Trong đó, một số trường hợp có mâu thuẫn vợ chồng song chính quyền địa phương và các tổ hòa giải cơ sở chưa kịp thời nắm bắt được tình hình để hòa giải thì các bên đã gửi đơn ly hôn đến tòa án dẫn đến tỷ lệ ly hôn ngày càng cao.
Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời hạn chế tỷ lệ các vụ việc ly hôn góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) quận Nam Từ Liêm đã có kế hoạch tăng cường tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Hội đồng đề nghị các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc quận, thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL quận và UBND các phường trên địa bàn quận tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, PBGDPL về Luật Hôn nhân và gia đình và một số giải pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các vụ việc ly hôn.
Trong đó, tăng cường tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Hòa giải ở cơ sở... Qua đó giúp những người chuẩn bị đăng ký kết hôn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tìm hiểu các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, cũng như chỉ ra các vấn đề có thể phát sinh trong cuộc sống hôn nhân sau khi kết hôn, việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái…
Sử dụng phong phú, đa dạng các hình thức tuyên truyền (trên nền tảng số) về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình lồng ghép với công tác bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới, tạo sự chuyển biến về mặt nhận thức góp phần giảm thiểu các vụ việc bạo hành gia đình. Thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội. Tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma túy nói riêng trên địa bàn.
Đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa” với mục tiêu “Gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ”. Biểu dương , nhân rộng các điển hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có truyền thống, được cộng đồng công nhận, những tấm gương gia đình vượt lên khó khăn để xây dựng gia đình hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, hiếu nghĩa, nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo.
Nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở, phối hợp chặt chẽ với TAND quận trong công tác hòa giải tại Trung tâm hòa giải thuộc TAND quận (được thực hiện từ 2021) để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, giúp các cặp vợ chồng có mâu thuẫn cùng bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề vướng mắc, tìm ra các giải pháp để tháo gỡ, khắc phục.
Thường xuyên nắm chắc tình hình để kịp thời phát hiện các trường hợp có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình để tuyên truyền giáo dục, cảm hóa, theo dõi, giúp đỡ và có biện pháp ngăn chặn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em khi bị ngược đãi, bạo hành xâm hại đến tính mạng, sức khỏe. Đặc biệt là đối với người chưa thành niên, những trẻ em có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, tạo diều kiện tốt nhất cho các em được học tập, vui chơi, ổn định về tâm lý…
Hội đồng giao Hội Liên hiệp Phụ nữ nghiên cứu tham mưu triển khai và nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia đình. Đề xuất tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm làm tốt công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại