Tự ý khai thác đất rồi vô tư... đem bán
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐáng chú ý, Phúc từng có tiền án về tội “Phá hủy công trình an ninh quốc gia”, “Trộm cắp tài sản”. Theo các cơ quan tố tụng, năm 2015, các bị cáo cùng góp 1,1 tỷ đồng để mua khu đất rộng gần 60.000m2 phía sau sân bay Nội Bài, thuộc xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, để khai thác đất đem bán dù việc này không được phép.
Theo thỏa thuận, Phúc phụ trách tìm người mua, ra giá và thu tiền đất. Ngợi chỉ đạo tại bãi khai thác, chấm công và ghi sổ. Cuối ngày, Ngợi sẽ chốt sổ, chia đôi tiền với Phúc sau khi đã trả tiền công, chi phí thuê máy xúc, xăng dầu…
Hoạt động khai thác đất diễn ra từ 6g30 đến 17g/ngày. Phúc thông qua các lái xe hoặc người trung gian để bán đất với giá 10.000 đồng/m3 đất san nền, 20.000 đồng/m3 đất sét làm gạch.
CQĐT làm rõ, 6 tháng cuối năm 2016, các bị cáo bán được gần 127.000m3 đất sét. Trong khi, giá tính thuế đất sét làm gạch ngói trên địa bàn Hà Nội được quy định 20.000 đồng/m3 nên số đất các bị cáo bán trị giá hơn 2,5 tỷ đồng.
Các bị cáo tại tòa. |
Ngày 5-12-2016, CQCA kiểm tra, phát hiện sự việc và tịch thu nhiều tài liệu liên quan, hơn 2,8 tỷ đồng… Cơ quan tố tụng cũng làm việc với đại diện UBND xã Quang Tiến (ông Lê Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch UBND xã và Trần Thị Nụ, cán bộ địa chính).
Những cán bộ này cho rằng, khu vực các bị cáo khai thác đất không thuộc địa giới hành chính của xã mình mà thuộc về xã Mai Đình. UBND xã Mai Đình thì khẳng định ngược lại, cho rằng khu đất bị khai thác trái phép thuộc địa phận xã Quang Tiến.
CQĐT kết luận, các cán bộ xã Quang Tiến chưa nhận thức rõ địa giới hành chính nên buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác của mình… nên đề nghị UBND huyện Sóc Sơn xử lý hành chính.
TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Văn Phúc 24 tháng tù, Nguyễn Văn Ngợi 18 tháng tù nhưng cả hai được hưởng án treo; phải nộp lại số tiền thu được từ bán đất sét cũng như đất san nền.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại