Thứ sáu 08/11/2024 03:34
Quốc hội thảo luận về Dự thảo LuậtLực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Trong tình hình mới, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở rất quan trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 27/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Trong tình hình mới, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở rất quan trọng
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 27/10. (Ảnh: QH)

Không mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật:

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết: Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật để bao quát hết các lực lượng có tính chất tự nguyện, tự quản tham gia hỗ trợ Công an cấp xã. UBTVQH thấy rằng, Hiến pháp năm 2013, Luật Công an nhân dân và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định mọi công dân đều có nghĩa vụ tham gia bảo vệ ANQG, TTATXH; các lực lượng ở cơ sở có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ Công an nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Tuy nhiên, hỗ trợ có tính chất thường xuyên, nòng cốt, có quá trình thực hiện lâu dài trên phạm vi toàn quốc thì chỉ có 03 lực lượng, đó là bảo vệ dân phố, dân phòng và Công an xã bán chuyên trách đang tiếp tục sử dụng.

Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội không mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật. Về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, tiếp thu các ý kiến trên, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung Điều 2 để làm rõ khái niệm lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là lực lượng do chính quyền thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân.

Về quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở và huy động lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, bổ sung các quy định về quan hệ công tác; thể hiện rõ vai trò, phạm vi phối hợp, hỗ trợ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đối với Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ; xác định cụ thể phạm vi quản lý, chỉ đạo, chỉ huy, huy động của UBND cấp xã, Công an cấp xã đối với lực lượng này đáp ứng yêu cầu thực tiễn như tại Điều 5 dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.

Về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng, Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia bảo vệ ANTT, không thực hiện chức năng quản lý, không thuộc bộ máy nhà nước mà tính chất hoạt động là tham gia hỗ trợ theo sự hướng dẫn, phân công, chỉ đạo trực tiếp của Công an cấp xã nên việc quy định quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của lực lượng này là không hợp lý. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo vệ ANTT đã được quy định trong Hiến pháp, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trong tình hình mới, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở rất quan trọng
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bàyBáo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. (Ảnh: QH)

Về bố trí lực lượng; chức danh, công nhận chức danh, thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, UBTVQH đã cho tách Điều 13 dự thảo Luật do Chính phủ trình thành 03 điều luật riêng (Điều 14, Điều 15, Điều 16); bổ sung quy định rõ hơn về bố trí lực lượng, chức danh, công nhận chức danh, thành lập Tổ bảo vệ ANTT bảo đảm chặt chẽ. Về số lượng Tổ bảo vệ ANTT cần thành lập, số lượng tối đa Tổ viên Tổ bảo vệ ANTT, số lượng từng chức danh của Tổ bảo vệ ANTT tại thôn, tổ dân phố sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định bảo đảm phù hợp với tình hình ANTT, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và theo tiêu chí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Về kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, tính đến tháng 12 năm 2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ ANTT thì với 84.721 Tổ bảo vệ ANTT thì cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi Tổ cần ít nhất 03 người) và dự kiến mức chi tổng kinh phí cần bảo đảm để thực hiện theo quy định của dự thảo Luật là 3.505 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, do dự thảo Luật quy định mỗi Tổ bảo vệ ANTT có thể phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố, nên tổng số Tổ bảo vệ ANTT có thể giảm xuống, kéo theo tổng kinh phí bảo đảm cũng sẽ giảm xuống. Như vậy, với cách dự tính nêu trên thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay.

Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có vai trò quan trọng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ:

Tham gia phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở tuy là lực lượng quần chúng được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân, nhưng căn cứ tính chất nhiệm vụ quy định trong dự thảo luật thì là lực lượng có vai trò, tầm quan trọng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở, có mối quan hệ mật thiết với công an và các lực lượng khác.

Trong tình hình an ninh phức tạp, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở càng trở nên quan trọng. Nếu tổ chức tốt, lực lượng này có thể phát huy vai trò của mình trong nắm tình hình về ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, hỗ trợ đảm bảo trật tự xã hội, hỗ trợ tuần tra, bảo đảm ATGT, tăng cường đấu tranh tội phạm, hỗ trợ chính quyền giữ gìn an ninh chính trị. Đại biểu cho rằng cần chú trọng đề cao tiêu chuẩn chất lượng với các cá nhân tham gia lực lượng.

Đại biểu nhấn mạnh, việc nâng cao tiêu chuẩn sẽ góp phần thu hút, tuyển chọn được những người xứng đáng, có tiếng nói, có uy tín tại cộng đồng tham gia lực lượng, từng bước tham gia chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần củng cố, nâng cao sự tin tưởng, tín nhiệm của nhân dân về lực lượng, qua đó thúc đẩy sự hợp tác, tham gia của người dân với lực lượng.

Trong tình hình mới, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở rất quan trọng
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: QH)

Đại biểu Hoàng Ngọc Định, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho rằng, các nhiệm vụ chi phục vụ hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, tại địa phương nhiều, nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác của địa phương hàng năm rất lớn nên vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, đặc biệt là đối với những địa phương còn rất khó khăn, ngân sách chủ yếu là phụ thuộc vào Trung ương.

Trong khi đó, chính sách do Trung ương đã ban hành và được ban hành mới trong thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025 chưa được tính trong định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Do vậy, đại biểu Hoàng Ngọc Định đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung quy định về cơ chế hỗ trợ, các địa phương khó khăn về ngân sách, không cân đối được ngân sách để bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng này.

Phát biểu giải trình vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, qua tổng hợp ý kiến đại biểu từ Kỳ họp thứ 5 đến nay cho thấy, đa số ý kiến nhất trí và sự cần thiết ban hành luật nhất trí với nhiều nội dung của luật do Chính phủ trình.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, tại phiên thảo luận này, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến vào nhiều nội dung như: tên gọi, phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở, việc xây dựng bố trí lực lượng đảm bảo các điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở, về tổ bảo vệ an ninh, công tác chỉ đạo, quan hệ của các lực lượng này và trách nhiệm của các lực lượng phối hợp chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của lực lượng bảo vệ trị an ở cơ sở, quan hệ giữa lực lượng bảo vệ an ninh ở cơ sở với các tổ chức bảo vệ dân phố dân phòng hiện nay, bảo đảm ngân sách và các phương tiện hoạt động của lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở, tiêu chuẩn nghĩa vụ trách nhiệm của người tham gia lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở…

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, đây là những nội dung đã được Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu ngay từ khi lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật và trong quá trình xây dựng tiếp thu chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở khảo sát đánh giá toàn diện thực tiễn khách quan, làm cơ sở để đề xuất nội dung quy định như trong dự thảo luật, đảm bảo tính khả thi.

Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước
Ngọc Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ Tư pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động