Thứ ba 15/10/2024 10:51

Trạm biến áp phục vụ nhu cầu điện an toàn cho chính người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Vấn đề không ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường của các trạm biến áp (TBA) đã được các cơ quan chức năng kết luận. Ngay tại nội thành Hà Nội, rất nhiều TBA cách khu dân cư đúng 4m như tiêu chuẩn.

Đảm bảo cấp điện ổn định an toàn

Trạm biến áp (TBA) 110kV Thanh Nhàn được thiết kế với quy mô 2 máy biến áp T1 40MVA và máy biến áp T2 63MVA, trạm được cấp điện từ đường dây 110kV từ phía 110kV của trạm biến áp 220 kV Mai Động.

Trạm 110kV Thanh Nhàn vận hành từ năm 2002, cung cấp điện cho các phụ tải khu vực quận Hai Bà Trưng và một phần phụ tải khu vực quận Hoàn Kiếm, TBA Thanh Nhàn được xây dựng tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng.

Cổng chính tại ngõ 84 – Kim Ngưu (ngõ rất rộng và sạch). Ba mặt còn lại của trạm tiếp giáp với đường Kim Ngưu, trường THCS Minh Khai và nhà dân. Trạm biến áp Thanh Nhàn được bao quanh bởi tường rào cố định.

Ngày 26-4-2013, TCty Điện lực TP Hà Nội đã đóng điện thành công và chính thức đi vào vận hành máy biến áp 63MVA tại TBA110 kV Thanh Nhàn. Công trình nâng công suất máy biến áp T1 của trạm biTBA 110kV Thanh Nhàn có tổng số vốn đầu tư 23 tỷ đồng do TCty Điện lực TP Hà Nội làm chủ đầu tư.

Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao để đảm bảo cung cấp điện an toàn, nâng cao độ tin cậy của lưới điện. Việc nâng công suất máy biến áp T1 lên 63MVA sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của phụ tải và đảm bảo cấp điện ổn định an toàn và liên tục cho cho các phụ tải trong khu vực.

nh 4
Trạm biến áp Thanh Nhàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh.

Cùng với đó, TBA 110kV E1.30 Văn Quán được lắp đặt tại khu Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông. TBA Văn Quán có cổng trạm hướng Đông, ba phía còn lại sát khu đô thị Xa La, có tường cao bao quanh. TBA Văn Quán được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2009 với công suất ban đầu là 40MVA cấp điện chủ yếu cho quận Hà Đông, một phần cấp cho huyện Thanh Trì và huyện Thanh Oai với cấp điện áp là 22kV và 35kV.

Do tình hình phát triển kinh tế của khu vực quận Hà Đông phát triển mạnh và phụ tải điện tăng lên nhanh chóng, dự kiến vào các thời điểm cao điểm nắng nóng hè 2015 các MBA trạm Văn Quán sẽ đầy và quá tải.

Ngày 26-3-2015, công trình “Thay thế MBA T2 40MVA bằng MBA 63MVA tại trạm biến áp 110kV Văn Quán” do Cty Lưới điện cao thế TP Hà Nội làm chủ đầu tư đã được hoàn thành nghiệm thu đóng điện và đưa vào sử dụng góp phần đáp ứng nhu cầu điện cho phụ tải ngày càng tăng cao của quận Hà Đông và các vùng lân cận.

Việc thay thế MBA T2 40MVA bằng MBA 63MVA tại TBA 110kV Văn Quán sẽ đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng cao của quận Hà Đông và các vùng lân cận, góp phần nâng cao độ ổn định, khả năng vận hành an toàn, tin cậy cho lưới điện Thủ đô trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 43,3 tỷ đồng, thiết kế một máy biến áp 40 MVA-110/35/22 kV và dự phòng vị trí lắp đặt máy biến áp thứ hai, cùng các thiết bị, đường dây phụ trợ, hệ thống thông tin liên lạc... TBA này đi vào vận hành góp phần quan trọng san tải cho TBA 220 kV Ba La - Hà Đông; tăng cường cung cấp điện cho các phụ tải ở khu vực Hà Đông; giảm tổn thất công suất trên lưới điện.

nh 1
Trạm biến áp Thanh Nhàn.

Không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe

Chiểu theo Nghị định số 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đã quy định rõ về khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.

Theo đó, các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách an toàn là 2 - 3m với trạm công suất 22 – 35kV.

Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, khoảng cách an toàn là 2m với điện áp 35kV, 3m đối với điện áp 66 – 110kV, 4m đối với điện áp 220kV, 6m đối với 500kV… thì vị trí đặt TBA Thanh Nhàn có hai mặt gần nhà dân và một mặt gần trường học và TBA Văn Quán ba mặt giáp khu đô thị nhưng cả hai TBA trên vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn được quy định.

Theo đánh giá tác động môi trường của Sở Tài nguyên & môi trường thì TBA Thanh Nhàn và TBA Văn Quán không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân xung quanh.

nh 5
TBA Văn Quán.

Bà Ngân (một người dân tại phường Thanh Nhàn) cho biết: “Tôi sống ở đây mấy chục năm nay. Tôi thấy không có vấn đề gì xảy ra với người dân chúng tôi cả kể từ khi trạm này được vận hành. Chẳng có bất cứ ý kiến phản ánh gì của nhân dân về trạm biến áp này”.

Cùng quan điểm với bà Ngân, bà Lan (cư dân tại khu đô thị Xa La) cho hay: “Người dân chúng ta cứ yên tâm mà sinh sống. Bởi khi lắp đặt TBA tại bất cứ vị trí nào đó thì cơ quan chức năng đều có sự tính toán và khảo sát hết cả rồi. Theo tôi được biết thì số liệu quan trắc thực tế, điện trường trong các TBA 110 kV trên địa bàn Thủ đô trung bình chỉ khoảng 56V/m; thấp hơn rất nhiều so với 5.000V/m theo quy định tại Điều 7 Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực. Với các số liệu quan trắc thực tế, cường độ điện trường của các thiết bị điện là hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân khi canh tác hoặc sinh hoạt xung quanh hàng rào trạm; nhất là với thiết kế của TBA 110 kV Phú Xuyên, có tường rào trạm cao 5,5m so với cốt hiện trạng đất canh tác xung quanh”.

Trao đổi với PV, ông Triệu Như Long, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn cho biết: “Tôi về phường công tác năm 2011. Kể từ khi về công tác tại đây, tại các cuộc tiếp xúc cử tri hay các hội nghị, tôi chưa hề thấy có bất cứ ý kiến phản ánh nào của cử tri và nhân dân về trạm biến áp Thanh Nhàn liên quan đến ảnh hưởng sức khỏe hay những vấn đề khác. Người dân trên địa bàn phường nói chung và những hộ dân xung quanh trạm nói riêng rất ủng hộ chủ trương xây dựng và lắp thêm máy để nâng công suất của trạm, đảm bảo cung cấp điện ổn định an toàn và liên tục”.

Ông Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch UBND phường Phúc La cũng chia sẻ, TBA Văn Quán mặc dù 3 mặt tiếp giáp với khu đô thị nhưng vì trạm có tường bao cao xung quanh, đảm bảo khoảng cách an toàn được quy định và theo đánh giá tác động môi trường của Sở Tài nguyên & môi trường thì TBA Văn Quán không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân xung quanh. Trong những năm vừa qua, nhờ có TBA Văn Quán mà điện áp của phường Phúc La luôn ổn định, nhân dân ai cũng vui mừng và chưa có bất cứ phản ảnh của người dân nào về TBA trên.

Theo văn bản số 3438/QHKT-P7 ngày 9-11-2016 của Sở Quy hoạch kiến trúc đã ghi rõ “TBA 110kV Phú Xuyên 3 (công suất 2x63MVA) tại ô đất được xác định chức năng là đất cây xanh (nằm phía Tây Bắc nút giao đường cao tốc Tây Bắc và cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ)” vị trí này đã được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011 và kèm theo văn bản 3438/QHKT-P7 là bản đồ xác định vị trí xây dựng trạm.

Vị trí TBA 110kV Phú Xuyên đã được Sở Quy hoạch kiến trúc thống nhất theo Văn bản số 3438/QHKT-P7 ngày 9-11-2016, UBND TP Hà Nội chấp thuận tại Văn bản số 4750/VP-CT ngày 22-11-2012 và trong văn bản của TP cũng đã ghi rõ “nhất trí với đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc và EVN HANOI, vị trí trạm trùng với vị trí trạm biến áp Phú Xuyên 3 trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được phê duyệt”.

Như vậy, vị trí TBA 110kV Phú Xuyên vẫn được giữ nguyên theo các nội dung đã được các cấp thẩm quyền chấp thuận là “phía Tây Bắc nút giao đường cao tốc Tây Bắc và cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ”, hoàn toàn phù hợp quy hoạch và không có sự thay đổi vị trí theo như phản ảnh của một số người dân. Tại cuộc họp ngày 19-10-2016 tại Thanh tra Tp, đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng đã khẳng định lại vấn đề này và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho Thanh tra để tập hợp, báo cáo UBND Tp.

Nhóm PV / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động