Tìm giải pháp đẩy lùi tình trạng hàng giả, hàng nhái?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác sản phẩm hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế (Ảnh chụp tại Siêu thị Big-C Hà Nội). Ảnh: Khánh Huy |
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại biểu Lê Đoàn An Xuân (Đoàn ĐB Quốc hội Phú Yên) nêu, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không đúng với giới thiệu quảng cáo vẫn là vấn đề nhức nhối, nhất là qua các kênh bán hàng online. Đại biểu Lê Đoàn An Xuân đặt vấn đề đến bao giờ Bộ Công thương mới có giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng này?
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng tồn tại những yếu tố tiêu cực. Lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc với quy mô lớn.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện một số giải pháp như: Bổ sung trách nhiệm của chủ mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, gỡ bỏ những thông tin về hàng hóa vi phạm trong vòng 24h kể từ khi nhận được yêu cầu, tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý những vi phạm thông qua bán hàng online. Phối hợp với các mạng xã hội xây dựng kênh, báo cáo để hỗ trợ xử lý các hành vi mua bán hàng hóa vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung rà soát các quy định của pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm quản lý toàn diện giao dịch trên mạng. Đồng thời, tăng cường hoạt động quản lý, giám sát trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử xóa bỏ các thông tin sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật.
10 tháng năm nay Việt Nam xuất siêu 24,6 tỷ đô la. Để có được kết quả như vậy, Chính phủ, Bộ Công Thương các bộ, ngành địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương, tập trung vào các thị trường trọng điểm nhiều tiềm năng.
Đến nay, bên cạnh việc tham gia thực thi nhiều hiệp định FTA với độ phổ rộng hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam cũng đang tiếp tục đàm phán với Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu; đồng thời tiếp tục nghiên cứu khả thi việc đàm phán ký kết các thỏa thuận thương mại ưu đãi thương mại với một số đối tác mới có tiềm năng, các đối tác có kinh tế bổ sung, bổ trợ đối với nền kinh tế Việt Nam.
Cùng với đó, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các cam kết quốc tế trong khuôn khổ mà Việt Nam đã tham gia, bảo đảm sự phát triển bền vững, trong đó tập trung triển khai chương trình hành động thực thi các FTA thế hệ mới.
Phát huy vai trò của các công vụ Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin kịp thời, chính sách mới của các nước sở tại, góp phần định hướng sản xuất trong nước, giúp các DN xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển dịch vụ logistic thương mại điện tử…
Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Hà, (Đoàn ĐBQH Bắc Ninh) nêu về những giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu thế giới sụt giảm, giá nhiên liệu đầu vào ở mức cao, trong khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) cũng như đáp ứng yêu cầu của các FTA. Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, Việt Nam thực hiện hiệu quả, khai thác tốt các lợi thế từ các hiệp định thương mại, Việt Nam cũng là một trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại