Tích cực tuyên truyền về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Hà Nội tích cực tuyên truyền về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị. Ảnh: Khánh Huy |
Nhằm cung cấp kịp thời thông tin về Nghị quyết đến các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV; cũng như các cơ quan truyền thông góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội và Nhân dân về sự cần thiết, mục tiêu, lợi ích của việc ban hành Nghị quyết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hà Nội đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội quan tâm, hỗ trợ phối hợp thông tin đến các đại biểu Quốc hội được biết và hiểu rõ nội dung cơ bản, sự cần thiết của Nghị quyết và quá trình chuẩn bị, xây dựng Nghị quyết đến nay.
Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về nội dung của Nghị quyết và quá trình chuẩn bị, xây dựng Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô theo tiến độ kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội.
UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải cung cấp đầy đủ hồ sơ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình chuẩn bị, xây dựng Nghị quyết đến nay gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình của TP.
Ngoài ra, UBND TP cũng đề nghị các cơ quan báo chí TP chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành TP, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền sự cần thiết, mục tiêu, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết đối với tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành và quản lý vận hành các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội.
Trước đó, ngày 8/2/2025, Chính phủ đã có Tờ trình số 72/TTr-CP trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Tại dự thảo gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh cho hay hiện nay, trên thế giới đã có hơn 200 thành phố xây dựng hệ thống đường sắt đô thị. Thực tiễn cho thấy, các thành phố lớn trên thế giới đều ưu tiên phát triển đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách vì đây là giải pháp căn cơ để giải bài toán ùn tắc, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông đô thị.
Với quy mô dân số năm 2023 khoảng 8,5 triệu người tại Hà Nội, 9,5 triệu người tại Thành phố Hồ Chí Minh và thu nhập bình quân đầu người năm 2023 tại Hà Nội khoảng 5.900 USD/người/năm, tại TP Hồ Chí Minh khoảng 6.700 USD/người/năm, Bộ trưởng Trần Hồng Minh nhìn nhận việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác đồng bộ, đồng loạt hệ thống đường sắt đô thị ở thời điểm hiện tại là phù hợp.
Hai thành phố đã xác định mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng, góp phần tái cơ cấu các phương thức vận tải đô thị bền vững, hài hòa, hợp lý, trong đó, đến năm 2035, phấn đấu cơ bản hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị và các quy hoạch đã được duyệt.
Cụ thể, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2035 đưa vào khai thác 17 tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 752 km, đảm nhận 35-50% thị phần vận tải hành khách công cộng và đến năm 2045 đưa vào khai thác thêm 7 tuyến, 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài thêm khoảng 355km, đảm nhận 50-60% thị phần vận tải hành khách công cộng.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra kinh phí để đầu tư, thực hiện các dự án với dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống đường sắt đô thị của hai thành phố khoảng 3.065.100 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho hai thành phố khoảng 424.850 tỷ đồng, ngân sách thành phố Hà Nội cân đối bố trí khoảng 1.170.250 tỷ đồng (tương đương khoảng 8,61 tỷ USD), ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh cân đối bố trí khoảng 1.470.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 8,38 tỷ USD).
Tại Tờ trình gửi Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù liên quan đến huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng); phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; các quy định áp dụng riêng cho TP Hồ Chí Minh. |
![Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại](/modules/frontend/themes/plxh/images/pc/qr-code.jpg?v=2.620250124154516)
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại