Thứ tư 15/01/2025 18:25

Thủ tục nhận lại phương tiện bị tạm giữ không có lỗi trong việc vi phạm hành chính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hỏi: Tôi là chủ sở hữu một chiếc xe bị tạm giữ do liên quan đến một vụ vi phạm hành chính, đến nay cơ quan chức năng đã xác định tôi không có lỗi trong việc vi phạm hành chính. Tôi được thông báo đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ. Tuy nhiên tôi đang đi công tác nên không thể đến lấy được thì có thể nhờ người khác đến lấy phương tiện không? Khi đến nhận phương tiện bị tạm giữ thì tôi có phải tra chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ không?

(Nguyễn Khắc Hiếu, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

thu tuc nhan lai phuong tien bi tam giu khong co loi trong viec vi pham hanh chinh
Ảnh minh họa

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định:

“Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;”

Theo quy định trên người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ... Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu bạn là chủ sở hữu của phương tiện mà không đến nhận được thì có thể ủy quyền cho người khác đến nhận lại nhưng phải lập văn bản ủy quyền theo quy định.

Về việc trả chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định:

“5. Thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này”

Căn cứ vào quy định trên, nếu bạn là chủ sở hữu phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính thì sẽ không phải trả chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ.

Thu Thảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động