Chủ nhật 05/05/2024 18:45

Thủ tục công chứng văn bản từ chối di sản thừa kế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hỏi: Tôi muốn tìm hiểu thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật mới nhất? Hoàng Táo (quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Trả lời:

Theo Điều 642. Luật dân sự 2005: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. 3. Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Từ chối nhận di sản là việc người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất khác theo quy định của pháp luật; Di chúc; Giấy chứng tử; Hợp đồng/Giấy ủy quyền (nếu có).

Số bộ: 1 bộ hồ sơ. Bản sao là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Thủ tục công chứng gồm các bước:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng chuẩn bị các giấy tờ nêu trên, nộp 1 bộ hồ sơ tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ, không hợp lệ hoặc có căn cứ vi phạm pháp luật,vi phạm đạo đức xã hội thì công chứng có quyền đề nghị người yêu cầu công chứng sửa chữa lại. Nếu không sửa chữa lại, công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Nếu thấy người yêu cầu công chứng có dấu hiệu bị cưỡng ép, đe dọa, nghi ngờ năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của văn bản từ chối di sản thừa kế không được mô tả rõ công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng sẽ tiến hành xác minh hoặc tiến hành giám định; trường hợp không làm rõ được thì công chứng viên có quyền không công chứng.

Bước 3: Công chứng viên tiến hành soạn thỏa văn bản thỏa thuận phân chia di sản nếu người yêu cầu công chứng chưa soạn thỏa trước và có yêu cầu.

Bước 4: Người yêu cầu công chứng đọc lại văn bản thỏa thuận hoặc đề nghị công chứng viên đọc.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung văn bản thỏa thuận thì ký hoặc điểm chỉ vào từng trang văn bản, xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ, ký vào từng trang của văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Yêu cầu ký ngoài trụ sở: Nếu người yêu cầu công chứng có yêu cầu ký hợp đồng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng thì ghi vào phiếu yêu cầu công chứng nêu rõ: lý do, địa điểm, thời gian để Công chứng viên sắp xếp giải quyết.

Thời hạn giải quyết: Không quá 2 ngày làm việc.

Bản Sa
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động