Thứ sáu 22/09/2023 02:30
Đại biểu Quốc hội góp ý kiến vào Dự án Luật Đất đai "sửa đổi":

"Thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành tái định cư là chưa hợp lý"

Đóng góp ý kiến vào Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc quy định “thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành tái định cư” là chưa hợp lý, bởi có thể tái định cư bằng nhà hoặc tiền. Vì vậy, cần xin ý kiến người dân ngay trong lúc điều tra thực hiện dự án mà phải thu hồi đất...
Đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đóng góp ý kiến và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 này. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật này là khoản 3 Điều 66 về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện cũng như các quy định về thu hồi đất để xây dựng các dự án.

Theo khoản 3 Điều 66 của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) quy định đối với quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và các chỉ tiêu sử dụng của địa phương.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí không lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương như quy định tại khoản 3 Điều 66. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ hơn sự cần thiết phải lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với các khu vực này. Ngoài ra, một số ý kiến của ĐBQH đề nghị bỏ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Đề cập về nội dung trên, đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, khoản 3 điều 66 của dự thảo Luật quy định về lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Tuy nhiên, tại một số quận, huyện ở Hà Nội đã có quy hoạch đô thị nên có thể không phải lập quy hoạch sử dụng đất. Còn điều 126 trong dự thảo Luật về giao đất cho thuê đất, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn, quy mô 5ha (đô thị), 10ha (nông thôn) là chưa hợp lý.

Về các trường hợp phải thu hồi đất, dự thảo Luật quy định trên 30 trường hợp, chưa chắc đã đầy đủ. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, nên quy định tiêu chí, làm rõ nội hàm về phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng như thế nào, phải nghiên cứu có hành lang pháp lý cho chuẩn khi liệt kê các trường hợp và theo nhóm thu hồi.

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn, quy định “thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành tái định cư” là chưa hợp lý, bởi có thể tái định cư bằng nhà hoặc tiền. Có trường hợp xây nhà tái định cư xong, dân đến xem nhưng lại đổi ý lấy tiền, dẫn đến tình trạng không ít nhà tái định cư xây xong để không hơn 10 năm, rất lãng phí. Do vậy, nên xin ý kiến người dân ngay trong lúc điều tra thực hiện dự án.

Đại biểu Lê Quân, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Liên quan đến nội dung trên và bày tỏ sự quan tâm đến chính sách đối với việc sử dụng đất tại các nông, lâm trường sau khi giải thể mà cấp cho người dân sử dụng, đại biểu Lê Quân - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, nhiều địa phương đã có quy định về định mức, thống kê nguyên trạng sử dụng đất, song trên thực tế hành lang pháp lý trong dự thảo Luật về loại đất này chưa rõ ràng.

Đại biểu Lê Quân nêu thực tế một số địa phương người dân phải thuê đất trồng rừng và trả phí qua trung gian; một số khu vực đã hình thành khu dân cư, khu vực sản xuất kinh doanh khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải qua Ban quản lý dự án để làm thủ tục, gây tốn kém và phiền phức cho người dân.

Qua khảo sát tại huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) về thực trạng này, đại biểu Lê Quân kiến nghị đẩy mạnh phân cấp, giao cho địa phương căn cứ vào quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất để hình thành các khu dân cư, khu vực dành cho đất nông nghiệp… để tăng hiệu quả sử dụng đất, tránh tình trạng “để nguyên trạng không được, thu hồi cũng không xong”.

Hà Nội lấy ý kiến cấp thành phố về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Quốc hội sẽ xem xét thông qua 8 Dự án Luật
Luật chuyển đổi giới tính dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 9
Cần có quy định kiểm soát giá trần với nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn
Trách nhiệm đóng góp kinh phí xây dựng nhà ở xã hội?
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần sớm có bảng giá đất để phục hồi thị trường bất động sản
Bích Lan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Chiều tối 21/9/2023, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Hà Nội đã diễn ra trọng thể Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023) do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.
Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Ngày 20/9/2023 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả. Nhân dịp này, Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn tại New York.
Việt Nam đề xuất bốn trọng tâm đối với hợp tác của 3G và G20 trong tương lai

Việt Nam đề xuất bốn trọng tâm đối với hợp tác của 3G và G20 trong tương lai

Sáng 20/9/2023 (giờ địa phương), tại trụ sở Phái đoàn thường trực Singapore tại New York, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng nhóm 3G năm 2023 được tổ chức bên lề Tuần lễ cấp cao Khoá họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Ngày 22/9/2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với Hội Cựu Chiến binh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”. Buổi giao lưu, tọa đàm được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và truyền dẫn xuống 32 điểm cầu ở các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh.
Giải quyết tình trạng dôi dư công trình, tài sản công sau sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính

Giải quyết tình trạng dôi dư công trình, tài sản công sau sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính

Sau khi đi kiểm tra thực tế về công tác quản lý, sử dụng tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính tại một số huyện, ông Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo để giải quyết vấn đề này.
Cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về giao thông, môi trường, đặc biệt là công tác PCCC

Cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về giao thông, môi trường, đặc biệt là công tác PCCC

Ngày 20/9, tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về các vấn đề giao thông, môi trường... đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội chia sẻ với PV PL&XH:
Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, ông tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thủ đô và có một số ý kiến đóng góp về Chương I và VII để Cơ quan soạn thảo tham khảo, cân nhắc thêm.
Vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân: Báo chí đề cao tính nhân văn, chuẩn mực

Vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân: Báo chí đề cao tính nhân văn, chuẩn mực

Những ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ cháy chung cư mini tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) làm 56 người tử vong, cả hệ thống chính trị TP Hà Nội đã nỗ lực không kể ngày đêm tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động