Thị trường tiếp tục giằng co, các cổ phiếu chính giao dịch trái chiều
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Thị trường tiếp tục giằng co, các cổ phiếu chính giao dịch trái chiều. |
VN30-Index giao dịch khá bi quan với mức giảm 2 điểm. Bên bán cũng chiếm ưu thế lớn trở lại với 19 mã giảm, 7 mã tăng và 4 mã đứng giá. Giao dịch tích cực nhất là một số cổ phiếu bất động sản như NVL, PDR và VHM. Trong khi đó, VIC, FPT, HPG là những mã giảm mạnh nhất rổ.
Về nhóm ngành, thiết bị điện đang là một trong những ngành tăng mạnh nhất. Trong đó, CAV leo dốc tăng tốt gần 4%, các cổ phiếu khác trong ngành vẫn giữ được tham chiếu bất chấp thị trường đang có sự điều chỉnh trên khắp các nhóm ngành.
Ngược lại, ngành sản phẩm cao su đang giao dịch bi quan nhất. Các cổ phiếu trong ngành như BRC, SRC, DRC, CSM đều đang nằm trong sắc đỏ.
Tính tới 10h35, VN-Index tăng gần 1 điểm, HNX-Index tăng hơn 2 điểm. Biến động giằng co giữa bên mua và bán khiến thị trường dao động quanh tham chiếu.
VHM đóng góp chính vào mức tăng của VN30-Index khi góp hơn 1.1 điểm. Theo sau là HDB cũng góp hơn 0.66 điểm cho chỉ số. Ngược lại, VIC sau phiên tăng trước đó cũng xuất hiện điều chỉnh và là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số khi kéo giảm gần 0.8 điểm.
Sắc xanh chiếm ưu thế hơn trong nhóm ngành bất động sản. Cụ thể, VHM, KBC, KSF, DIG tăng hơn 1%, NVL, NLG, ITA tăng hơn 3%...
Ngành thực phẩm đồ uống giao dịch khá phân hóa. VNM, VHC, PAN, FCM nhích nhẹ trên tham chiếu, MSN, SBT, VCF, ANV giảm nhẹ trong sắc đỏ chưa tới 1%, còn các mã SAB, BHN, IDI lại đang giao dịch quanh tham chiếu.
So với đầu phiên, bên mua đang chiếm ưu thế hơn. Số mã tăng đang là 433 mã và số mã giảm là 230 mã.
Kết phiên sáng, 2 sắc xanh đỏ đang tạm thời khá cân bằng khi nhìn vào tổng thể các ngành. Trong đó, tài chính khác là ngành tăng mạnh nhất với mức tăng 2.39%. Ở chiều ngược lại, sản phẩm cao su là ngành giảm mạnh nhất khi đã giảm 1.03%.
Khối ngoại mua ròng gần 300 triệu đồng trên sàn HOSE với các cổ phiếu NLG, HDB được mua nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 13.37 tỷ đồng, trong đó khối lượng bán ròng tập trung chủ yếu ở cổ phiếu PVS.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 401 triệu đơn vị, với giá trị hơn 6.3 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 72 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt gần 958 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, VIC đang là mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi đã lấy đi hơn 1 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, VHM là những mã có tác động tích cực nhất khi cũng bù lại gần 1 điểm chỉ số.
Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu bán buôn có phiên giao dịch tương đối ổn so với các ngành khác. Trong đó, nổi bật có thể kể tới DGW với mức tăng 1.25%, một số cổ phiếu trong ngành như TTH, SMA, FID còn tăng hết biên độ với sắc tím. Các mã khác các trong nhóm đều giữ được mức tăng trưởng ổn định và không gặp phải sự điều chỉnh sâu.
Khối ngoại mua ròng gần 300 triệu đồng trên sàn HOSE với các cổ phiếu NLG, HDB được mua nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 13.37 tỷ đồng, trong đó khối lượng bán ròng tập trung chủ yếu ở cổ phiếu PVS.
Tạm kết phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index giảm 2.77 điểm, lùi về mức 1,075.68 điểm; HNX-Index tăng 1.27 điểm, đạt 212 điểm. Toàn thị trường tạm nghiêng về bên mua với 405 mã tăng và 306 mã giảm. Rổ VN30 ngược lại khi sắc đỏ thắng thế với 21 mã giảm, 8 mã tăng và 1 mã đứng giá.
Trong phiên giao dịch sáng 5/4/2023, VN-Index hình thành mẫu hình nến gần giống Evening Star, tín hiệu kỹ thuật của VN-Index cho thấy rủi ro đang tăng lên.
Chỉ báo Stochastic Oscillator đang duy trì trong vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại thì nguy cơ giảm mạnh là rất lớn.
HNX-Index phiên giao dịch sáng 5/4/2023, tiếp tục tăng và kéo dài chuỗi tăng điểm lên 5 phiên liên tiếp. Sau khi hoàn thành quá trình throwback với đường trendline trung hạn (tương đương vùng 202 - 204 điểm), tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index cho thấy tiếp tục đà tăng trưởng và đang hướng tới mục tiêu 220 - 222 điểm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại