Thị trường chứng khoán 25/4: thị trường hụt hơi, cổ phiếu nhóm bán lẻ duy trì tích cực
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Khối ngoại có phiên thứ 4 liên tiếp bán ròng, lần này đạt 200 tỷ đồng (Ảnh: NT) |
VN-Index mở phiên ghi nhận quanh mức 1,210 điểm nhưng đã nhanh chóng giảm về mức đóng cửa ngày phiên hôm trước. FPT tiếp tục có đóng góp đáng kể nhất. Phiên chiều tiếp tục duy trì tích cực đối với các cổ phiếu nhóm bán lẻ như MWG hay nhóm ngành liên quan đến hàng tiêu dùng nhanh như SAB và MSN. Kết phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 0,64 điểm, giao dịch quanh mức 1.204 điểm. HNX-Index giảm 0,33 điểm, giao dịch quanh mức 227 điểm.
VN-Index mở phiên ghi nhận quanh mức 1.210 điểm nhưng đã nhanh chóng giảm về mức đóng cửa ngày phiên hôm trước. FPT tiếp tục có đóng góp đáng kể nhất.
FPT (+4,58%) vẫn tiếp đà tăng trong 30 phút đầu phiên sáng. Thông tin hợp tác với NVIDIA đầu tư nhà máy AI 200 triệu USD đã giúp cổ phiếu này tăng kịch trần trong phiên ngày 24/04.
Về khối lượng, sau 30 phút đầu tiên, TCH (+1,29%) đứng đầu toàn thị trường, đạt hơn 4,4 triệu đơn vị. Xếp sau là VIX (-1,16%) và SHB (0%) với hơn 2 triệu đơn vị được giao dịch.
TCH cũng có giá trị giao dịch đứng thứ 2 với 76 tỷ đồng, xếp sau FPT 207 tỷ đồng. SSI (-0,98%) và MWG (-0,57%) là những cái tên tiếp theo.
Giữa phiên sáng, VN-Index giằng co và chưa có hướng đi rõ ràng. Khối ngoại bán ròng 283 tỷ đồng. VCB và FPT vẫn là những cái tên nổi bật.
Đến 10h30, chỉ số lớn nhất thị trường Việt Nam tiếp tục giằng co quanh 1.205 điểm. Giá trị giao dịch lúc này khoảng 3,8 ngàn tỷ đồng, thấp hơn khoảng 1.000 tỷ đồng so với phiên hôm trước.
VCB (+1,55%) vượt FPT (+4%) ảnh hưởng lớn nhất vào mức tăng của VN-Index, theo sau là MSN (+1,79%). Chiều ngược lại, lần lượt CTG (-1,52%), HPG (-1,39%) và TCB (-1,06%) là những cái tên gây thất vọng nhất cho các nhà đầu tư.
Khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp. MSN, DIG và CTG là những cái tên bán ròng mạnh nhất, lần lượt 45 tỷ đồng, 23 tỷ đồng và 22 tỷ đồng. Trong khi đó khối này mua ròng đối với MWG, VND và TPB, lần lượt số tiền 21 tỷ đồng, 16 tỷ đồng và 13 tỷ đồng.
Cuối phiên sáng, thị trường dần hụt hơi. Tâm lý giao dịch của nhà đầu tư cho thấy sự bi quan trở lại khi VN-Index giảm về quanh mốc 1.203 điểm.
Nhóm ngành công nghệ thông tin, dẫn đầu là FPT (+3%) tiếp tục dẫn đầu về mức tăng điểm, ghi nhận 2,69% dù không còn quá tích cực như đầu phiên. Chiều ngược lại, thị trường bi quan đối với nhóm sản phẩm cao su khi nhóm ngành này giảm mạnh nhất 2,89%. Các mã SRC (-4,83%), DRC (-2,66%), CSM (-2,68%) đồng loạt bị bán mạnh.
MWG (+1,72%) vươn lên dẫn đầu về khối lượng giao dịch sau phiên sáng với hơn 10 triệu đơn vị. Theo sau là TCH (+0,96%), VIX (-1,74%) và DIG (-1,75%) với lần lượt 8 triệu đơn vị, 7 triệu đơn vị và 6,5 triệu đơn vị.
Xét về giá trị giao dịch, MWG cũng dẫn đầu với 559 tỷ đồng. FPT, MSN (+1,64%), DIG và SSI (-1,12%) là những cái tên tiếp theo, lần lượt ghi nhận 440 tỷ đồng, 259 tỷ đồng, 185 tỷ đồng và 167 tỷ đồng.
Sau phiên sáng, FPT tiếp tục dẫn đầu nhóm tăng giá trong VN30 nhờ các tin tức tích cực về việc hợp tác với NVIDIA. SAB cũng có mức tăng tốt với 2,8%. Theo sau là MWG, MSN và VCB (+1,43%).
CTG (-1,82%) sau phiên tăng 4,6% trong phiên trước nay đang giảm mạnh nhất VN30. Ngoài ra còn có VRE (-1,77%), VJC (-1,45%) và TPB (-1,39%).
Phiên chiều tiếp tục duy trì tích cực đối với các cổ phiếu nhóm bán lẻ như MWG hay nhóm ngành liên quan đến hàng tiêu dùng nhanh như SAB và MSN. VN-Index đang quanh mốc 1.205 điểm, không có biến động nào đáng kể.
Vào lúc 13h45, SAB (+2,99%) có mức tăng tốt có lẽ một phần nhờ các tín hiệu tích cực từ ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra sáng cùng ngày. Cổ phiếu ngành bia đang quanh mốc 55.000 đồng/cp. Mức này đã giảm liên tục từ đỉnh năm 2017 và đang được giao dịch quanh vùng đáy thấp nhất kể từ đầu năm 2020.
Dù gặp một số bất lợi từ Nghị định 100 nhưng lãnh đạo SAB vẫn tự tin khi đặt mục tiêu tăng trưởng 13% doanh thu và 8% lãi sau thuế so với thực hiện năm ngoái.
Cổ phiếu ngành bán lẻ MWG (+2,29%) duy trì giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch cao nhất thị trường, lần lượt hơn 872 tỷ đồng và 16,4 triệu đơn vị, đồng thời phá đỉnh cũ gần nhất 53.200 đồng/cp được tạo ra cách đây khoảng 2 tuần.
Trong khi thị trường quay đầu giảm gần đây, FPT (+2,58%) lại thể hiện bộ mặt khác. Cổ phiếu nhóm công nghệ gần như chắc chắn sẽ có phiên thứ hai liên tiếp vượt đỉnh mọi thời đại dù khối lượng có thể không bằng phiên trước đó. Mức giá này đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2023.
Kết phiên ngày 25/04, VN-Index tiếp tục dừng quanh mốc 1.205 điểm. Khối ngoại có phiên thứ 4 liên tiếp bán ròng, lần này đạt 200 tỷ đồng. MWG (+2,87%) được khối ngoại mua ròng mạnh nhất, số tiền 191 tỷ đồng. Theo sau là PVS (0%), VND (+0,48%) và TPB (-0,28%). Nhóm này bán ròng mạnh ETF FUEVFVND (+0,07%), DIG (-1,22%) và GAS (-0,8%) lần lượt 78 tỷ đồng, 43 tỷ đồng và 34 tỷ đồng.
Kết phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 0,64 điểm, tạm thời dừng ở mức 1.204,97 điểm; Khối lượng giao dịch đạt hơn 569.652 triệu đơn vị, tương ứng hơn 14,1 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 166 mã tăng giá, 74 mã tham chiếu và 293 mã giảm giá.
Rổ VN30 tăng 1,55 điểm, ở mức 1.233,72 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 176.499 triệu đơn vị, tương ứng hơn 6,6 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 11 mã tăng, 3 mã đứng giá và 16 mã giảm.
HNX-Index giảm 0,33 điểm, ở mức 227,57 điểm, khối lượng giao dịch đạt hơn 61.710 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,2 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 52 mã tăng giá, 62 mã đứng giá và 105 mã giảm giá.
Upcom giảm nhẹ, khối lượng giao dịch đạt 20.082 triệu đơn vị, tương ứng hơn 286 tỷ đồng. Toàn sàn có 135 mã tăng giá, 84 mã đứng giá và 108 mã giảm giá.
Thị trường chứng khoán 24/4: cổ phiếu công nghệ thông tin “bùng nổ”, VN30 một màu xanh | |
Thị trường chứng khoán 23/4: phe bán thắng thế | |
Thị trường chứng khoán 22/4: bên mua giữ vị thế áp đảo |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại