Tập trung thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa |
Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ năm 2023
Dự báo năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp về chính trị, an ninh, kinh tế; áp lực lạm phát, xu hướng tăng lãi suất. Nhằm khắc phục những khó khăn, UBND TP Hà nội đã ban hành Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2023 về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023 trong đó có xác định rõ các mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Tăng trưởng GRDP khoảng 7% trong đó: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp: tăng khoảng 7,5%, kim ngạch xuất khẩu: tăng khoảng 6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội: tăng 9-10%. Tỷ lệ cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: Đối với cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động đạt: 100%. Tập trung quan tâm xử lý hệ thống nước thải, quyết liệt thành lập các cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp. Lĩnh vực xuất nhập khẩu, sẽ tập trung hỗ trợ phát triển thị trường mới, thị trường ngách.
Về phát triển công nghiệp: Kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu, CCN đã được thành lập, nhất là Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Trong năm nay, phấn đấu thu hút sự tham gia của 25-30 DN với khoảng 30-35 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Chọn lọc các ngành sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao 100% các DN sản xuất sản phẩm CNCL được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của TP. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng bền vững.
Xây dựng và thực hiện Đề án chuyển đổi số cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Có thêm 02 CCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải; Hoàn thành chỉ tiêu 100% CCN có trạm xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quốc gia. Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn. Phát triển thêm các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị. Đến nay, TP Hà Nội đã có 2.167 sản phẩm được đánh giá, công nhận, theo kế hoạch của giai đoạn 2021-2025, mỗi năm, TP sẽ đánh giá, phân hạng được 400 sản phẩm OCOP trở lên.
Đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Các giải pháp cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô; nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô. Kiểm soát giá cả, thị trường; phấn đấu chỉ số giá tiêu dùng dưới 4,5%; công khai, minh bạch trong điều hành hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, nhất là giá xăng dầu, điện, nước; tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Phát triển mạnh thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng từ 10% trở lên. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch hội nhập quốc tế giai đoạn 2021-2025. Nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô. Tăng cường xúc tiến thương mại, khai thác các đơn hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Hỗ trợ DN; Thu hút đầu tư phát triển. Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp sớm hoàn thiện, trình Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), phân cấp, phân quyền tối đa, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, qua đó cụ thể hóa các nội dung được quy định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị, bảo đảm tổng quát, bao trùm, khả thi, hiệu quả.
Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
Hà Nội phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực.
Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất. Phòng, chống các loại dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thường trực Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, TP Hà Nội cần tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII phát triển Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Để thực hiện được mục tiêu đề ra cần nhiều chính sách tài khóa, như gói chính sách tài chính hỗ trợ người lao động thuê nhà, gói hỗ trợ DN được triển khai, đem lại hiệu ứng tích cực,…
Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, yếu kém của các thị trường (tiền tệ, tín dụng, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu DN); triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về miễn, giảm, thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.
Đồng thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, phí để tháo gỡ khó khăn cho DN và người vay vốn, giảm lãi suất điều hành trong năm 2023 với tổng mức giảm 1,5-2%/năm nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn từ Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế; đồng thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để tập trung giảm lãi suất cho vay.
Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2023, nhất là đối với các công trình, dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, các dự án đường sắt đô thị, các dự án thành phần đường bộ cao tốc bắc-nam, các dự án sản xuất trong nước…
Cải thiện cơ cấu xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu của các DN nội địa để hoạt động xuất khẩu ổn định và bền vững. Mở rộng đối tác thương mại, bao gồm cả các nhà cung cấp và tiêu thụ hàng Việt Nam, để giảm bớt sự lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng sang một số thị trường truyền thống và giảm bớt thâm hụt thương mại.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại