Tập huấn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTham dự hội nghị có TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng chí Hồ Xuân Hương, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội; đồng chí Nghiêm Xuân Trường, Giám đốc sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh; đại diện Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc Hội; Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp và gần 100 đại biểu đại diện ngành tư pháp các tỉnh khu vực phía bắc.
Các đại biểu tham dự hội nghị |
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật nêu cao việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của ngành tư pháp nói chung, nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng.
TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật phát biểu khai mạc hội nghị |
“Bộ Tư pháp, ngành tư pháp, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương quan tâm thực hiện, từng bước đạt kết qủa tích cực, đã, đang và sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các công tác này trên phạm vi cả nước, nâng cao dân trí pháp lý, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm môi trường ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.” TS. Lê Vệ Quốc nói.
TS. Hoàng Minh Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng quốc hội (VPQH) đã phát biểu tham luận liên quan đến truyền thông trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đại diện Vụ Thông tin, VPQH đã chia sẻ cách truyền thông về thông tin quy phạm pháp luật thông qua các kênh báo chí, truyền hình của QH. Đồng thời, trước các kỳ họp Quốc hội chủ động cung cấp thông tin tới báo chí như thông tin về Bộ trưởng được chấp vấn trong kỳ họp, nội dung cuộc họp, tổ chức họp báo nhanh trước cuộc họp để thông tin nhanh tới các cơ quan báo chí về các dự thảo luật đưa ra để thảo luận trước Quốc hội; chủ động thông tin nội dung hấp dẫn, hỗ trợ báo chí tổ chức thông tin, tuyệt đối không tìm cách áp đặt báo chí …
TS.Hoàng Minh Hiếu tham luận về truyền thông trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. |
TS. Hoàng Minh Hiếu cũng đưa ra ý kiến về việc sử dụng mạng xã hội (MXH) để thông tin về các dự thảo, dự luật đến người dân; thông qua MXH để thông tin tuyên truyền và lấy ý kiến của người dân để góp ý, sửa đổi bổ sung vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Lấy ví dụ về việc sử dụng MXH để thông tin tới người dân, đại diện Vụ Thông tin, VPQH cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng mạng xã hội Twitter để thông tin với người dân về các hoạt động của Tổng thống hay cựu Tổng thống Obama cũng sử dụng mạng xã hội Facebook để làm điều tương tự.
Cũng tại hội nghị, ThS. Phạm Thùy Linh, đại diện Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp đã giới thiệu nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng trống tra tấn.
ThS. Phạm Thùy Linh giới thiệu tới hội nghị Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc và sự tham gia tích cực của Việt Nam trong công ước. |
Theo đó, Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại Nghị quyết 39/46 gồm 33 điều chia làm 3 phần, Việt Nam là quốc gia thứ 5 gia nhập Công ước chống tra tấn.
Sau khi ra nhập Công ước, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 364/QĐ ngày 17-3-2015 phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Dựa trên Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc, Bộ Tư pháp đã xây dựng đề án và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12-1-2018 về phê duyệt đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”.
Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Sau khi nghe các tham luận, ý kiến, các đại biểu tham dự hội nghị đã tổ chức trao đổi, giải đáp nghiệp vụ, khó khăn vướng mắc của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Đại diện Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã giải đáp và hướng dẫn các đại biểu, sau khi giải đáp Ban tổ chức hội nghị đã đưa các đại biểu đi thực tế tại các cơ sở và các tình huống thực tế trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở.
Quang cảnh hội nghị |
Đại biểu tham dự hội nghị nêu ý kiến về nghiệp vụ, khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại