Tăng cường công tác tuyên truyền, trực tư vấn cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuang cảnh hội nghị. Ảnh: Công Phương. |
Tham luận tại hội thảo, đại diện chi nhánh số 2, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội đã phát biểu tham luận về vai trò của việc trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự và người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa án và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo đó, đại diện chi nhánh số 2, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội cho rằng, trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự có vai trò bảo đảm người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã; người bị tạm giữ, bị can, bị hại, đương sự là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tiếp cận sớm với trợ giúp pháp lý, được giải thích đầy đủ, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, chất lượng, phù hợp với người dưới 18 tuổi và các đối tượng đặc thù khác.
Sự tham gia sớm giúp người bị buộc tội, bị kiến nghị khởi tố hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần giúp các điều tra viên điều tra vụ án được khách quan, nhanh chóng. Từ đó, bảo đảm triển khai có hiệu quả các quy định về tố tụng hình sự, nhất là quyền của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc, vụ án hình sự.
Bà Bùi Thị Hải Lưu, Trưởng Chi nhánh số 2 Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội tham luận tại hội nghị. Ảnh: Công Phương |
Cùng với đó là các bài tham luận của đại diện chi nhánh số 5, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội về cách thức phối hợp và trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý để triển khai có hiệu quả kế hoạch phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa, thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục.
Tại hội nghị, đại diện Công an quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Đan Phượng, cũng đã có bài tham luận về trách nhiệm của cơ quan công an trong việc triển khai thực hiện trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự, thực trạng và một số đề xuất; đánh giá thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự tại đơn vị, giải pháp khắc phục vướng mắc, khó khăn.
Đại diện TAND TP Hà Nội, TAND huyện Sóc Sơn, TAND huyện Chương Mỹ, TAND quận Hà Đông cũng trình bày tham luận về đánh giá công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chi nhánh của trung tâm với TAND trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa án. Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa án.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Tú Anh, thành viên Hội đồng - Giám Đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội cho biết, Hội đồng ghi nhận những cố gắng, phối hợp rất tốt của cơ quan điều tra, tòa án với trợ giúp pháp lý, đã đảm bảo được quyền được trợ giúp pháp lý của các đối tượng và hướng tới không còn đối tượng được trợ giúp pháp lý bị bỏ lọt.
Thượng tá Nguyễn Thế Bảy, Phó Trưởng Công an quận Thanh Xuân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Phương. |
"Tôi mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phối hợp với trợ giúp viên pháp lý tốt hơn nữa để tiến hành trợ giúp pháp lý cho các đối tượng của Thủ đô, không còn đối tượng bị bỏ lọt", bà Nguyễn Tú Anh nhấn mạnh.
Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Công Anh cho biết, cơ bản công tác phối hợp giữa cơ quan Công an, tòa án và trợ giúp pháp lý phối hợp rất tốt.
Phó Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, trợ giúp viên pháp lý đã làm tốt rồi, trong thời gian tới phải làm tốt hơn nữa để đảm bảo quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý và đảm bảo tiến độ của cơ quan điều tra.
Để tránh việc bỏ lọt đối tượng được trợ giúp pháp lý, một số người chưa tiếp cận đầy đủ, cần tăng cường tập huấn, phối hợp để xin ý kiến các thành viên của hội đồng liên ngành để kết hợp tập huấn chuyên môn của điều tra bổ sung thêm nội dung về trợ giúp pháp lý.
"Công tác truyền thông là trách nhiệm của trung tâm trợ giúp pháp lý. Trung tâm cần ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng mạng xã hội để có cách tuyên truyền mới, truyền thông về công tác trợ giúp pháp lý cho người dân hiểu, biết và đến với trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu", Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Nguyễn Công Anh nhấn mạnh.
Hội thảo mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý Sáng 6/12/2024, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại