Tài xế vi phạm nồng độ cồn không chịu ký biên bản vì lý do bất ngờ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCSGT tiến hành đo nồng độ cồn |
Chiều 23/6, tổ công tác Đội CSGT số 7 gồm: Đại úy Vũ Minh Tới (Tổ trưởng) cùng Đại úy Nguyễn Tống Tùng, Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Đại úy Lê Tất Lâm thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm tại khu vực Cầu Trắng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại đây, nhiều trường hợp khi được các chiến sĩ CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra đã tăng ga bỏ chạy, luồn lách, tránh chốt… Nhiều người khi vào chốt thì sợ “dính cồn” nên khi được CSGT yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn lại cố tình thổi sai cách, buộc CSGT phải hướng dẫn nhiều lần và yêu cầu chấp hành…
Một trường hợp vi phạm bị lập biên bản |
Đặc biết, có trường hợp vi phạm nồng độ cồn nhưng không chấp nhận ký biên bản xử phạt hành chính vì cho rằng lỗi này bị phạt nhiều tiền quá không có tiền nộp phạt… Với những trường hợp này, cán bộ tổ công tác đã giải thích rõ ràng những quy định của pháp luật và tuyên truyền để người vi phạm hiểu và tuân thủ, thượng tôn pháp luật…
Theo ghi nhận của PV, nhiều tài xế có dấu hiệu điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu bia được lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe kiểm tra, ngăn chặn và xử lí vi phạm kịp thời.
Nghiêm chỉnh chấp hành thổi vào máy đo nồng độ cồn |
Vào lúc 13h38 cùng ngày, tổ công tác đã dừng xe kiểm tra nồng độ cồn đối với ông N.X.P, SN 1953, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội điều khiển xe máy SH mang BKS 29G1-843XX lưu thông hướng Quang Trung đi Trần Phú. Kết quả ở mức 0,189mg/l khí thở.
Đến 13h43, tổ công tác tiếp tục tiến hành dừng xe kiểm tra nồng độ cồn với người đàn ông tên L.T.Q, SN 1958, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội điều khiển xe máy mang BKS 29E2-100XX. Kết quả, ông Q vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,110mg/l khí thở.
CSGT lấy số khung, số máy để tạm giữ phương tiện của trường hợp vi phạm nồng độ cồn theo quy định |
Ít phút sau, một người đàn ông điều khiển xe Honda Lead đang chở vợ lưu thông qua cầu Trắng, được tổ công tác yêu cầu dừng xe, tiến hành đo nồng độ cồn. Tại chốt, người đàn ông nói rằng, có uống nửa chén rượu trong bữa ăn trưa. Kết quả người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,075mg/l… Tất cả các trường hợp vi phạm đều được tổ công tác lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại úy Vũ Minh Tới giải thích, tuyên truyền giúp người dân hiểu và tuân thủ pháp luật |
Đại úy Vũ Minh Tới, tổ trưởng tổ công tác cho biết: “Trong quá trình xử lý vi phạm, chúng tôi luôn kết hợp với công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được hành vi, tác hại của rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm hoặc không chấp hành, có thái độ chống đối…”.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.
Theo đó, tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau. Đối với người điều khiển xe máy, mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Trong khi đó đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm nồng độ cồn từ chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở đến mức vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 80.000 - 600.000 đồng.
“Dở khóc dở cười” chuyện phạt nồng độ cồn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại