Tại sao ChatGPT tạo trend trên toàn cầu?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChatGPT (tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) là công cụ hỏi đáp tự động được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty công nghệ OpenAI phát triển, sử dụng kỹ thuật học máy có tên gọi Học tăng cường từ Phản hồi con người (RLHF). ChatGPT có thể mô phỏng các cuộc đối thoại, trả lời câu hỏi, nhận lỗi, thách thức các tiền đề sai và bác bỏ các yêu cầu không phù hợp.
Về cơ bản ChatGPT được thiết kế để mô phỏng các cuộc trò chuyện giống con người, có thể làm thơ theo yêu cầu, thậm chí có thể trả lời các câu hỏi phức tạp theo nhiều phong cách khác nhau. Đây là dự án được phát triển bởi OpenAI, một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo có đội ngũ sáng lập bao gồm tỷ phú công nghệ Elon Musk.
Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi ra mắt, ChatGPT nhanh chóng gây sốt trên toàn cầu với hơn một triệu người đăng ký sau một tuần, và hiện tại đã cán mốc hơn 10 triệu người dùng. Để dễ so sánh, một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay là Instagram phải mất 1 năm để đạt tới lượng người dùng trên, còn Facebook phải mất gần 2 năm.
Một trong những lí do giúp Chat GPT nhanh chóng "tạo trend" là bởi nó được đánh giá cực kì thông minh. Ngoài việc thực hiện các cuộc trò chuyện với con người dưới dạng hỏi đáp thông thường, ChatGPT tỏ ra vượt trội so với nhiều chatbot từng xuất hiện trước dây bởi khả năng thực hiện nhiều nội dung phức tạp hơn. Có thể kể đến như: Viết thơ, biên tập một bài báo, làm luận văn hoặc thậm chí là lập trình cho máy tính…
Đặc biệt, ChatGPT còn có khả năng tự học hỏi. Điều này có nghĩa nếu người dùng phản hồi rằng nội dung ChatGPT trả lời là sai thì nó tự sửa chữa những lỗ hổng này để đưa ra câu trả lời đúng cho các lần giao tiếp tới.
Theo thống kê của Similarweb, website của OpenAI có hơn 304 triệu lượt truy cập trong tháng 12, tăng hơn 1.500% so với tháng trước đó. Các chuyên gia đánh giá thành công của ChatGPT là do lần đầu tiên một sản phẩm trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ được phát hành ra cộng đồng, thay vì chỉ thử nghiệm hạn chế như trước.
Tính tới thời điểm hiện tại, ChatGPT vẫn đang là công cụ miễn phí đối với người dùng trên toàn thế giới, ngoại trừ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mặc dù người dùng Việt bị chặn đăng ký tài khoản ChatGPT nhưng điều đó cũng không ngăn cản được “cơn sốt” này với cộng đồng người dùng công nghệ trong nước.
Chat GPT gây tò mò đến mức, nhiều người Việt sẵn sàng chi ra khoảng 20.000 - 50.000 đồng là có thể sở hữu một tài khoản ChatGPT tạo sẵn để từ đó có thể tìm hiểu chatbot này, thay vì phải ngồi đăng kí với nhiều bước khó khăn.
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, đại diện của OpenAI cũng từng nhiều lần cảnh báo rằng ChatGPT "đôi khi có thể tạo ra thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm", vì vậy hãy cẩn thận. Ngoài ra, ChatGPT không phải là một hệ thống đủ thông minh để thay thế tất cả con người dù những nội dung nó đưa ra nghe qua có vẻ đáng tin cậy.
Nhờ độ "phủ sóng" nhanh chóng của mình, nhiều chuyên gia dự báo, OpenAI sẽ sớm đạt doanh thu 200 triệu USD vào năm 2023 và 1 tỷ USD vào năm 2024.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại