Sử dụng thiết bị chích điện coi chừng bị xử lý hình sự
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh móc khóa chích điện được rao bán công khai trên mạng xã hội. Ảnh: M.D |
Dùng để… tự vệ
Việc bạo lực học đường vốn đã và đang nhức nhối, nhưng còn phức tạp hơn khi mà hiện giờ, nhiều học sinh còn sử dụng các thiết bị như đèn pin, bật lửa chích điện… để xử lý bạn. Theo đó, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, anh Nguyễn Bá Hồng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) có con trong một cuộc bạo lực học đường cho biết, mới đây, do hiểu lầm nhau trên mạng xã hội, con anh đã bị 1 nhóm bạn chặn đánh trước cổng trường.
“Câu chuyện sẽ không khiến tôi lo sợ và suy nghĩ, nếu như trong cuộc ẩu đả đó các học sinh đánh con tôi có sử dụng móc khóa chích điện để chích điện cháu…” – anh Hồng cho biết. Đáng ngại là vậy, tuy nhiên theo anh Hồng, những sản phẩm như móc khóa chích điện, dùi cui phóng điện… được bán trên mạng xã hội. Theo anh, với suy nghĩ dùng các vật dụng chích điện, phóng điện tương tự như vậy chỉ để tự vệ, nên không hiếm các học sinh nơi anh ở có sở hữu những đồ vật này.
Thậm chí, những đồ vật như vậy lại khá dễ dàng khi mua bán. Không khó để tìm đến những thứ này, bởi không chỉ bán trên các mạng xã hội mà loại mặt hàng này còn được bán trên các website bán hàng và sàn thương mại điện tử. Những mặt hàng như móc khóa chích điện, đèn pin chích điện, thậm chí cả kìm điện, roi sắt, còng số 8, dao, kiếm, súng bắn đạn bi sứt, thiết bị quân dụng... được rao bán với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng tùy loại.
Thậm chí, một số vũ khí nguy hiểm như súng bắn đạn bi sắt với giá chỉ hơn 5 triệu đồng, nhiều loại đao, mã tấu có giá từ 600.000 - 700.000 đồng. Những loại đồ chơi có xu hướng bạo lực như súng đồ chơi, gậy... là các mặt hàng cấm buôn bán (theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM của Bộ Công thương) nhưng cũng được đăng bán công khai.
Bị xử lý theo quy định của pháp luật
Vậy sử dụng những vật dụng như móc khóa chích điện có vi phạm pháp luật hay không, theo luật sư Nguyễn Phương Tuyến, Đoàn Luật sư Hà Nội, luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
Cụ thể, theo Điều 3 của luật này có quy định công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp và được liệt kê bao gồm: súng bắn điện, dùi cui điện, hay các công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự…
Như vậy, theo như quy định ở trên, thì chỉ có dùi cui điện, găng tay điện, súng bắn điện được liệt kê trong các công cụ hỗ trợ có tính năng chích điện. Tuy nhiên, đối với các thiết bị chích điện như: móc khóa chích điện, đèn pin chích điện, roi điện, móc khóa chích điện, kiếm chích điện… đang bán nhan nhản trên mạng xã hội, thu hút người trẻ tìm mua, cũng sẽ được xem là công cụ hỗ trợ theo điểm e khoản 1 Điều 3 luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Luật sư Tuyến giải thích thêm, những thiết bị như móc khóa, đèn pin chich điện có tính năng, tác dụng tương tự, là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất hợp pháp, nhưng lại có tính năng tương tự như dùi cui điện. Vì vậy, người dân khi sử dụng các thiết bị trên sẽ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng theo luật sư Tuyến, trong thực tế, không phải ai cũng được bán, mua hay sở hữu, sử dụng các công cụ hỗ trợ. Việc mua bán phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật và các công cụ hỗ trợ được phục vụ chủ yếu cho mục đích công vụ của các lực lượng đặc biệt như CA. Do đó nếu quảng cáo, rao bán tràn lan trên mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử với lời quảng cáo giúp người khác nhằm mục đích hỗ trợ phòng thân là vi phạm pháp luật.
Luật sư Tuyến cho biết, pháp luật đã cấm, nếu ai cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể, mức phạt được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, tại điều 10 Nghị định này quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả; sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; ngoài ra, nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả thì có thể bị xử lý hình sự với Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ theo Điều 306 Bộ luật Hình sự.
Sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: 7 người nhận tiền nhưng không bị xử lý hình sự? | |
Đá gà ăn tiền-ngoài bị xử phạt hành chính, có thể bị xử lý hình sự | |
Khi nào đánh bạc sẽ bị xử lý hình sự? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại