Thứ hai 20/05/2024 19:38
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội trong điều kiện và bối cảnh mới là cần thiết. Hiệu quả của tài chính công là việc làm giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các chủ thể trong xã hội.
Hiệu quả của tài chính công là việc làm giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các chủ thể trong xã hội                                        Ảnh minh hoạ: Đỗ Tâm
Hiệu quả của tài chính công là việc làm giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các chủ thể trong xã hội. Ảnh minh hoạ: Đỗ Tâm

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, Hà Nội với vị trí là Trung tâm - Là thủ đô văn hiến, Hà Nội được quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều kiện phát triển. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, Hà Nội cần xác định vị thế của mình trong lộ trình phát triển, bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước. Cùng với đó, cần xem xét về bối cảnh quốc tế cũng như những yêu cầu mới đặt ra.

Theo PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội trong điều kiện và bối cảnh mới là cần thiết. Tại Điều 37. Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô, PGS.TS Phạm Thị Giang Thu đánh giá, Ban soạn thảo đã ghi nhận đây là Điều luật mới so với Luật Thủ đô năm 2012, được xây dựng trên cơ sở luật hoá nhiều quy định đã được thông qua bởi Quốc hội bằng các Nghị quyết khác nhau và có điều khoản được xây dựng mới (khoản 7). PGS.TS Phạm Thị Giang Thu góp ý nên đưa ra định nghĩa về nguồn lực tài chính được đề cập trong phần giải thích từ ngữ (có bao gồm cả tài chính công hay tư). Cách nhìn nhận đúng về nguồn lực tài chính sẽ taọ ra căn cứ khoa học trong việc quy định các vấn đề về tài chính ngân sách trong Luật Thủ đô được đầy đủ và có luận cứ khoa học.

Nếu xác định nội hàm của nguồn lực tài chính, ngân sách tại Điều 37 theo hướng liệt kê, bao gồm: Nguồn kết dư từ cải cách tiền lương (khoản 1); Nguồn kinh phí chi thường xuyên (khoản 2); Quỹ dự trữ tài chính (khoản 3); Kinh phí từ hỗ trợ di dời (khoản 4); Ngân sách cấp TP (khoản 5). Điều đáng quan tâm là những nguồn này đều là các nguồn tài chính công, nhưng có nguồn gốc hình thành rất khác nhau. Nếu có nguồn hình thành khác nhau thì điều kiện để sử dụng và đánh giá tính hiệu quả cũng là khác nhau. Đo dó, nếu phạm vi điều chỉnh của Điều 37 muốn đạt tới việc sử dụng nguồn tài chính công thì cách ghi nhận tên Điều cũng nên đi theo hướng này.

Ngoài những nguồn tài chính được đề cập tại khoản 1 - khoản 5 Điều 37, còn nguồn nào khác không? Chẳng hạn đối với những nguồn huy động, những nguồn có nguồn gốc xã hội hóa, những nguồn từ PPP, kể cả PPP có nguồn vốn của Nhà nước. Với những trường hợp này đã được quy định ở đâu? Có cần ghi nhận thẩm quyền sử dụng các nguồn tài chính này không? Nếu phát sinh những nguồn này, có thực hiện giống các nguyên tắc trong sử dụng nguồn tài công không? Vấn đề này tác giả nhận thấy cũng chưa được đề cập. Nếu các lập luận trên được chấp thuận, cần xác định nguyên tắc, điều kiện, giới hạn đối với các trường hợp sử dụng vì cách thức sử dụng và nguồn hình thành rất khác nhau. Do vậy, có thể giữ nguyên tên điều luật và bổ sung nội dung sử dụng các nguồn lực tài chính khác.

Bên cạnh đó, PGS.TS Phạm Thị Giang Thu góp ý thêm về việc cần xác định yêu cầu minh bạch, cơ chế giám sát trong hoạt động của chính quyền và uỷ ban nhân dân các cấp của Thủ đô. Đề xuất này của tác giả xuất phát từ việc xác định nguồn lực tài chính công và ngân sách là nguồn có sự đóng góp của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thông qua quan hệ thuế, cần nhận định nguyên tắc minh bạch theo Luật Ngân sách Nhà nước. Với giả định nguồn lực tài chính tư được hình thành và sử dụng trong Luật Thủ đô thì yêu cầu về minh bạch và giám sát trong quá trình thực hiện là hoàn toàn cần thiết và tạo ra lòng tin cho các chủ thể đối với các nguồn tài chính của họ được sử dụng hữu ích.

Cam kết ưu đãi rõ ràng giúp nhà khoa học yên tâm cống hiến cho Thủ đô
Nâng cao chất lượng thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Giải pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hôm nay, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Hôm nay, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Sáng 19/5, tại buổi họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, hôm nay (20/5) Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.
Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng - những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Từ ngày 14-16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đi thăm, làm việc tại thủ đô Bangkok và tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan.
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

475/475 đại biểu có mặt (100%) đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.
Giá các mặt hàng thiết yếu vẫn cao trong khi tiền lương chưa tăng

Giá các mặt hàng thiết yếu vẫn cao trong khi tiền lương chưa tăng

Theo đó, cử tri lo ngại về tình hình giá điện, vé máy bay tiếp tục tăng; tiêu thụ nông, lâm, thủy sản còn khó khăn, kinh tế du lịch phục hồi chưa vững chắc, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm; giá các mặt hàng thiết yếu vẫn cao trong khi tiền lương chưa tăng…
Chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số được tăng cường

Chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số được tăng cường

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, trong năm 2023, chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số được tăng cường. Đến nay, đã có hơn 14,3 triệu tài khoản và hơn 47,5 triệu hồ sơ nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; hơn 26,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 12,6 nghìn tỷ đồng.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.
Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Điều 111 của dự thảo Luật Việc làm quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), làm việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp nghỉ mà không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động. Chiếu theo quy định này, chỉ người nghỉ việc vì bị quấy rối tình dục, ngược đãi, đánh đập, tổn hại danh dự... đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp.
Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Bằng những công trình, phần việc ý nghĩa, 580 công trình thanh niên là dấu ấn quan trọng trong công tác thanh niên Thủ đô năm 2024, góp sức trẻ cho một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động