Sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(Ngô Quang Hòa, trú tại Thanh Trì, Hà Nội)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng như sau:
“1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
2. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
.....”
Theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 59/2015/NĐ-CP nêu trên, nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động và nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. Như vậy, nếu bạn sử dụng lao động vào công trường xây dựng mà chưa qua huấn luyện và hướng dẫn về an toàn lao động là vi phạm quy định về quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng. Hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo qu định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, cụ thể như sau:
“ Điều 31. Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có sổ nhật ký an toàn lao động hoặc sổ nhật ký không ghi chép đầy đủ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng người lao động không có thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động trên công trường theo quy định;
b) Không lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công hoặc công trình trước khi thi công xây dựng;
c) Sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định, không kiểm định hoặc đã hết thời gian kiểm định;
d) Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn hoặc không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường;
đ) Sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động.
... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động trên công trường theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công hoặc công trình trước khi thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc sử dụng thiết bị thi công có đầy đủ giấy tờ lưu hành, vận hành, được kiểm định theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d) Buộc có biển cảnh báo đề phòng tai nạn, bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
đ) Buộc huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
e) Buộc thực hiện đúng quy định về quy trình phá dỡ công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
g) Buộc mua bảo hiểm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này”
Hành vi sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 31 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
Áp dụng Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 31 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”. Xác định mức tiền phạt đối với hành vi sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là 25.000.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).
Ngoài ra, nhà thầu xây dựng có hành vi vi phạm trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 31 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP: “Buộc huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động đối với hành vi quy định”.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại