Thứ hai 25/11/2024 06:20

“Siêu lừa” khiến 3.000 nạn nhân sập bẫy đối mặt với hình thức xử lý nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên quan đến vụ việc một đối tượng “siêu lừa” khiến hơn 3.000 người trên cả nước bị sập bẫy với thủ đoạn lừa nạn nhân chuyển khoản tiền mua hàng trước sau đó chặn liên lạc, qua đó chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng, chuyên gia pháp lý cho biết, người dân cần đặc biệt cảnh giác, tìm hiểu kĩ trước khi thực hiện giao dịch online…
Đối tượng Hồ Bửu Hoàng Dũng.	 Ảnh: Công an tỉnh Long An
Đối tượng Hồ Bửu Hoàng Dũng. Ảnh: Công an tỉnh Long An

Ngày 26/9, Công an tỉnh Long An cho biết đã khởi tố và bắt khẩn cấp đối tượng Hồ Bửu Hoàng Dũng (SN 1996, trú huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo hồ sơ điều tra, từ tháng 8/2022 đến nay, nghi phạm Dũng đã tạo lập trang Fanpage có tên "Chánh pháp thanh tịnh - Tuệ Tự Tâm". Phía dưới trang kèm theo số điện thoại đăng bán tượng gỗ, vật phẩm các loại. Khi có người hỏi mua đối tượng Dũng hướng dẫn nhắn tin thông qua các ứng dụng chat để đặt hàng, đồng thời đề nghị khách hàng chuyển khoản trước sẽ được miễn phí ship và tặng phẩm kèm theo.

Một tượng gỗ có giá trị từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng, lúc nhận tiền thành công đối tượng lập tức cắt mọi liên lạc hoặc chặn cuộc gọi, tin nhắn, tài khoản Facebook khách hàng để chiếm đoạt toàn bộ số tiền. Qua đấu tranh, Hồ Bửu Hoàng Dũng khai nhận từ tháng 8/2022 đến thời điểm bị bắt, đối tượng đã lừa đảo hơn 3.000 người trên cả nước với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.

Cơ quan công an đã tiến hành khám xét nơi ở của đối tượng tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tại đây, lực lượng chức năng thu giữ nhiều thiết bị điện tử đối tượng sử dụng cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trên 300 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm trị giá hơn 2,5 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ việc nêu trên, chuyên gia pháp lý cho biết, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Cũng theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có 4 khung hình phạt dành cho tội danh này, cụ thể:

Tại khung 1, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Tại khung 2, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Tại khung 3, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Tại khung 4, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Bên cạnh đấy, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong vụ việc này, số lượng người bị hại rất lớn lên đến hơn 3.000 người, tuy nhiên không có quy định nào liên quan đến số lượng người bị hại mà cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào giá trị tài sản để xử lý người phạm tội. Theo thông tin từ cơ quan chức năng thì tổng số tiền đối tượng Hồ Bửu Hoàng Dũng lừa đảo đã lên đến hơn 6 tỷ đồng, do đó có đủ căn cứ để xử phạt đối tượng theo khung 4 với mức phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Theo chuyên gia pháp lý, người dân cần tìm hiểu kỹ các thông tin về đối tác trước khi giao dịch, mua bán online. Ngoài ra, không nên quá tin vào những chiêu trò dụ dỗ, đánh vào lòng tham như miễn phí ship hoặc tặng phẩm kèm theo.
Cảnh giác thủ đoạn lưu hành tiền giả trên mạng
Tìm chủ nhân loạt tài sản bị mất cắp với thủ đoạn kẻ gian giả vờ đến mua nhà
Thủ đoạn lừa đảo của gã thanh niên khiến hơn 3.000 người "sập bẫy"
Duy Minh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay và ngày càng trở nên tinh vi, khó đoán. Vậy, tội "Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản" sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Tiến hành mở rộng vụ án vụ án trộm cắp, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã điều tra làm rõ các đối tượng chuyên tiêu thụ xe gian số lượng lớn.
Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Công an quận Tây Hồ, Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu…
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động