Thứ năm 07/11/2024 23:35
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sẽ tiếp tục nghiên cứu việc điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch trong khu vực TOD tại dự thảo Luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu nội dung cơ bản của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo) với nhiều nội dung, trong đó có vấn đề quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô...
Sẽ tiếp tục nghiên cứu việc điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch trong khu vực TOD tại dự thảo Luật

Hà Nội trong 25 phút trình diễn ánh sáng 3D tại Ô Quan Chưởng. Ảnh: Khánh Huy

Tạo điều kiện chủ động cho UBND TP Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Theo Bộ Tư pháp, về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc phân quyền cho TP Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vì trên địa bàn TP Hà Nội có trụ sở của nhiều cơ quan trung ương nên cần có sự quản lý, kiểm soát và điều phối của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan chủ trì soạn thảo xin báo cáo, giải trình: quy định tại dự thảo Luật, nhằm tạo điều kiện chủ động cho UBND TP Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng của các địa phương thường kéo dài trong vài năm, tạo nên độ trễ nhất định so với xu hướng, mục tiêu, định hướng và thực tiễn phát triển của địa phương. Mặc dù các quy hoạch đều có những dự báo, tính toán nhưng chủ yếu ở tầm vĩ mô, quá trình triển khai quy hoạch có thể cần phải có những điều chỉnh cục bộ để phù hợp với thực tế khách quan với điều kiện không phá vỡ các chỉ tiêu, định hướng của quy hoạch.

Khi thực hiện thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch vẫn phải thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt nên sẽ tạo độ trễ trong việc thực hiện quy hoạch. Vì vậy, khoản 3 Điều 19 giao UBND TP Hà Nội quyết định điều chỉnh quy hoạch cục bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Tuy nhiên, để bảo đảm có sự quản lý, kiểm soát và điều phối của Thủ tướng Chính phủ nhất là đối với những khu vực quan trọng, có nhiều trụ sở của cơ quan trung ương, Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát để quy định phù hợp.

Về biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch, có ý kiến đề nghị UBND thành phố Hà Nội được quyết định danh mục, biện pháp và lộ trình di dời đối với tất cả các đối tượng; đề nghị việc di dời các cơ sở này cần có sự thống nhất giữa quy hoạch của thành phố Hà Nội với các quy hoạch cấp quốc gia. Đề nghị xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận; giao UBND TP Hà Nội chủ động quyết định điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc trong khu vực TOD.

Cơ quan chủ trì soạn thảo xin báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình như sau: về thẩm quyền quyết định di dời, dự thảo Luật giao Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục, biện pháp và lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trụ sở các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức Trung ương không phù hợp với quy hoạch; UBND TP Hà Nội quyết định đối với những cơ sở còn lại. Việc này nhằm bảo đảm tính khả thi vì trên địa bàn Thủ đô có rất nhiều các cơ sở giáo dục, y tế, trụ sở của cơ quan trung ương.

Đồng thời, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định về thu hồi đất trong vùng phụ cận, việc điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch trong khu vực TOD tại dự thảo Luật để quy định chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của TP.

Sẽ tiếp tục nghiên cứu việc điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch trong khu vực TOD tại dự thảo Luật
Ngày 17/11, Tháp nước Hàng Đậu đã chính thức mở cửa đón du khách vào tham quan. Ảnh: Khánh Huy

Sẽ tiếp tục rà soát hoàn thiện dự thảo Luật

Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị (Điều 21, Điều 22), thứ nhất, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị, có ý kiến đề nghị làm việc rõ quy định về khai thác không gian ngầm tại dự thảo Luật với quy định của Bộ luật Dân sự.

Cân nhắc quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng không gian ngầm tại khoản 2 Điều 21 vì các nội dung này đã được quy định trong Nghị định số 39/2010/NĐ-CP, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng có nhiều quy định mới liên quan đến nội dung này; rà soát quy định tại khoản 4 để bảo đảm dự liệu trường hợp trong tương lai có thể sẽ xây dựng công trình ngầm lớn hơn.

Cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng, quy định của dự thảo Luật nhằm cụ thể hoá chủ trương Nghị quyết 06-NQ/TW, Nghị quyết 15-NQ/TW. Nội dung về không gian và lòng đất được quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, tuy nhiên một số vấn đề về tiêu chuẩn, khai thác, đầu tư, kinh doanh sử dụng không gian ngầm chưa được quy định cụ thể như:

Giới hạn độ sâu phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất gồm phần thuộc sở hữu của chủ công trình, phần thuộc sở hữu nhà nước; công trình ngầm độc lập có mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, chủ yếu hướng đến việc phát triển hạ tầng kỹ thuật ngầm; công tác xác định giá thuê đất xây dựng công trình ngầm có nhiều bất cập (việc xác định đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm được tính theo tỷ lệ % giá trị đất bề mặt là chưa phù hợp, đặc biệt nếu đất bề mặt là đất công cộng; đơn giá không gắn với hệ số sử dụng không gian ngầm); vấn đề đấu nối hạ tầng ngầm chưa được quy định rõ.

Đặc biệt, trong các khu vực TOD khi mà khả năng vận chuyển hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu của số đông dân cư thì các chỉ tiêu quy hoạch, nhu cầu sử dụng không gian ngầm, khoảng không tại khu vực này sẽ khác với các khu vực khác. Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong quá trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật.

Về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi thực hiện các dự án cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị không chỉ gắn với bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị như quy định mà còn bao gồm cả không gian kiến trúc đặc thù như: khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây, Sơn Tây.

Bổ sung quy định khi thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị cần hạn chế việc làm tăng mật độ dân số của khu vực, đồng thời, phải gắn với bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị để phát triển văn hóa khu vực nội đô lịch sử; mở rộng nhiệm vụ chi của Quỹ đối với các công trình kiến trúc có giá trị nằm ngoài khu nội đô lịch sử.

Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát hoàn thiện dự thảo Luật, nhất là quy định về phạm vi thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; hoạt động của Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử nhằm thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân đầu tư đóng góp, đầu tư cho hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc ở khu vực nội đô lịch sử nói riêng và các công trình kiến trúc khác có giá trị về văn hoá và lịch sử nói chung.

Cơ chế tài chính, ngân sách cho Thủ đô Cơ chế tài chính, ngân sách cho Thủ đô

Sau khi tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã có ...

Kỳ 1: Đề xuất Hà Nội được quyết định áp dụng một số loại phí, lệ phí ngoài danh mục Kỳ 1: Đề xuất Hà Nội được quyết định áp dụng một số loại phí, lệ phí ngoài danh mục

LTS: Trong Dự thảo Luật Thủ đô, quy định về tài chính ngân sách được nêu tại Điều 35 (Huy động nguồn lực tài chính, ...

Bảo Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội đạt những bước tiến mạnh mẽ

Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội đạt những bước tiến mạnh mẽ

Sáng 6/11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động