Sắp phát sóng phim cảnh sát hình sự “Mặt nạ gương”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMới đây, trong chương trình “Việt Nam hôm nay” đã giới thiệu trích đoạn đầu tiên với những cảnh quay gay cấn từ “Mặt nạ gương”. Phim do đạo diễn trẻ Bùi Quốc Việt thực hiện với sự tham gia của nhiều diễn viên quen thuộc như: NSƯT Hoàng Hải, Ngọc Lan, Trần Đức, Bảo Anh, Lương Thu Trang, Bình An và đặc biệt có sự xuất hiện của nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền khi lần đầu bén duyên phim truyền hình.
Thông qua trailer giới thiệu phim, Lương Thu Trang sẽ đảm nhận vai nữ chính một “cảnh sát ngầm” trong việc tìm ra các manh mối của những vụ án nghiêm trọng. Đồng hành với cô trong phim là nam diễn viên điển trai Bình An và Bảo Anh.
Nếu Lương Thu Trang xuất hiện tạo hình cá tính, thường đội mũ lưỡi trai, đeo kính thì Bình An cũng xuất hiện với tạo hình thanh niên cá tính, tóc dài buộc chỏm. Cả hai sẽ vào vai một cặp chị em thân thiết.
Tạo hình của Lương Thu Trang và Bình An trong phim "Mặt nạ gương" |
Đây cũng là lần thứ hai, Lương Thu Trang và Bình An tái ngộ màn ảnh chung cùng dự án truyền hình kể từ phim “Những cô gái trong thành phố”. Khi đó, Thu Trang hóa thân vào nhân vật Cúc chững chạc hơn vai của Bình An.
Dự kiến, “Mặt nạ gương” sẽ nối sóng phim “Ngày mai bình yên” từ ngày 14-10 tới. Dự án phim thuộc series phim cảnh sát hình sự. Toàn bộ quá trình quay cũng như nội dung phim được đoàn phim bảo mật ngoại trừ một số hình ảnh được các diễn viên đăng tải.
Phim "Mặt nạ gương" còn có sự xuất hiện của các diễn viên Bảo Anh... |
Và NSƯT Hoàng Hải. |
Những ngày qua, dòng phim tội phạm, hình sự được kịch hóa trên truyền hình là diễn đàn “nóng” của dư luận. Nổi bật là tranh luận trái chiều xung quanh nhận định của một đại biểu quốc hội trong cuộc họp dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi cho rằng, phim “Người phán xử” là ví dụ điển hình đã tác động hình thành các băng nhóm tội phạm xã hội đen ngày một gia tăng hiện nay.
Cùng với đó, ý kiến bạn đọc cho rằng, phim có yếu tố bạo lực, xã hội đen cần kiểm duyệt phim chặt chẽ, nhất là khi chiếu ở khung giờ vàng cho tất cả các đối tượng ở mọi độ tuổi xem phim.
Không phủ nhận, những hệ lụy từ bộ phim có yếu tố bạo lực, tâm lý nặng nề được chiếu vào khung giờ vàng ảnh hưởng xấu tới trẻ em khi các cảnh quay quá chân thực, gay cấn, hiện đại.
Những năm qua, dòng phim hình sự, chính luận như series phim “Cảnh sát hình sự”, “Người phán xử”, “Mê cung”, “Sinh tử”,… là những bộ phim được nhiều người yêu thích bởi nội dung kịch bản sâu sắc, kịch tính, hình ảnh hành động đẹp mắt.
Thông qua nội dung phim, cài cắm những bài học, sự lên án, cảnh tỉnh, định hướng khán giả nhằm giúp khán giả nhận ra cái xấu, cái ác và tránh được những sai lầm.
Theo nhà làm phim, để sáng tạo kịch bản hấp dẫn, đội ngũ biên kịch thâm nhập thực tế để lấy chất liệu chân thực. Biên kịch Trịnh Khánh Hà, hiện là Phó trưởng phòng Nội dung 2 (Trung tâm sản xuất Phim truyền hình Việt Nam) chia sẻ trên truyền thông, hiện nhà đài đã phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân tối cao làm những bộ phim phòng chống tội phạm, phòng chống tham những. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục mạch phim này”.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại