Rượu gừng: bài thuốc dân gian với nhiều công dụng với sức khỏe
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Rượu gừng có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, ho, viêm họng, giúp cơ thể ra mồ hôi và làm ấm cơ thể. Ảnh: Vân Lê |
Một số lợi ích của rượu gừng đối với sức khỏe
Giảm đau nhức cơ thể: Rượu gừng thường được dùng để xoa bóp những vùng cơ thể bị đau nhức, mỏi, giúp giảm cơn đau và thư giãn cơ bắp. Gừng có tính nóng, giúp lưu thông máu và giảm viêm. Đối với những người bị đau lưng có thể sử dụng gừng để quấn quanh thắt lưng tại vị trí đau khoảng 1 tiếng mỗi ngày. Cơn đau nhức sẽ thuyên giảm khá nhiều. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải đi gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị chính xác nhất.
Đối với những người đau cơ, mỏi vai gáy nên sử dụng gừng ngâm rượu xoa bóp trực tiếp lên các vùng bị đau. Nên xoa vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm vừa mới thức dậy. Rượu gừng sẽ kích thích máu lưu thông, từ đó giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Tình trạng đau mỏi sẽ được cải thiện nhanh chóng sau đó.
Tăng cường tuần hoàn máu: gừng là một chất kích thích lưu thông máu, giúp cải thiện tuần hoàn, đặc biệt đối với người hay bị lạnh tay chân hoặc tê bì. Ngoài ra có thể pha loãng rượu gừng với nước ấm để ngâm chân, cải thiện các cơn đau nhức xương khớp.
Hỗ trợ tiêu hóa: Gừng có khả năng kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi, khó tiêu và cải thiện chức năng dạ dày. Rượu gừng có thể giúp làm dịu các vấn đề tiêu hóa nhẹ. Bạn có thể ngâm và nuốt từ từ từ 15-20ml rượu gừng (tương đương với một ngụm nhỏ) để giảm đau bụng. Ngày uống 2-3 lần, kiên trì thực hiện trong vài ngày để thấy hiệu quả.
Giảm triệu chứng cảm cúm: với tính ấm, rượu gừng có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, ho, viêm họng, giúp cơ thể ra mồ hôi và làm ấm cơ thể. Gừng trị cảm cúm, sốt và ho rất hiệu quả. Nếu bạn đang bị cảm cúm hoặc cảm thấy cổ họng đau rát. Bạn có thể sử dụng rượu gừng hâm nóng sau đó thoa lên mũi, thái dương, cổ, sau dái tai,… Những ngày thời tiết thay đổi bạn cũng có thể sử dụng cách này để phòng ngừa bệnh cảm cúm. Đối với sốt thương hàn có thể sử dụng gừng ngâm rượu đã nấu nóng lên rồi búi tóc, tẩm tóc với rượu gừng, rồi xoa khắp người sẽ cải thiện được tình trạng đau mỏi, mệt trong khi bị bệnh.
Giảm mỡ bụng: gừng có tác dụng làm nóng cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn hợp lý và tập thể dục. Bên cạnh chế độ luyện tập và ăn uống cho người giảm cân, bạn lấy rượu gừng massage nhẹ nhàng phần mỡ bụng khoảng 15 phút để đốt cháy mỡ thừa. Kiên trì sử dụng liên tục từ 1 tháng trở đi bạn sẽ cảm nhận được kết quả. Vòng eo thon gọn và không còn tình trạng bị rạn da.
Cải thiện sức khỏe khớp: với tính chất chống viêm, rượu gừng có thể giúp giảm triệu chứng viêm khớp, đau nhức xương khớp, đặc biệt là đối với người bị bệnh viêm khớp mãn tính.
Chống oxy hóa và lão hóa: gừng có nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do.
Trị mùi hôi dưới cánh tay: trong rượu có cồn vì vậy khi bạn bôi rượu lên nách sẽ có tác dụng kiềm dầu và ngăn tiết mồ hôi rất hiệu quả. Nếu như bạn kết hợp gừng và rượu sẽ giúp ngăn tình trạng tiết mồ hôi ở nách, ngăn không cho vi khuẩn gây mùi phát triển đồng thời hỗ trợ điều trị hôi nách. Bạn chỉ cần nước cốt của 4 củ gừng trộn chung với 2 thìa rượu trắng. Sau đó trước khi đi ngủ thấm dung dịch này lên nách để qua đêm. Sáng hôm sau khi ngủ dậy thì rửa lại với nước sạch.
![]() |
Gừng ngâm rượu nên chọn những củ già, vỏ bóng, màu nâu sậm. |
Cách làm rượu gừng
Nguyên liệu:
Gừng tươi: 100g. Gừng ngâm rượu nên chọn những củ già, vỏ bóng, màu nâu sậm. Bẻ củ gừng thấy có nhiều xơ, màu vàng tươi đặc trưng và đường vân tròn rõ nét. Gừng già sẽ có mùi thơm đậm sắc, cay nồng.
Rượu trắng: 500ml (nếu có thể, chọn rượu nếp). Rượu nên chọn rượu có nồng độ cồn từ 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm gừng.
Bình thủy tinh hoặc lọ thủy tinh sạch
Các bước làm rượu gừng:
- Sơ chế gừng: rửa sạch gừng, gọt vỏ hoặc có thể để vỏ tùy theo sở thích. Sau đó, thái gừng thành từng lát mỏng hoặc cắt thành khúc nhỏ.
- Sao gừng (tùy chọn): nếu muốn rượu gừng có mùi thơm hơn, bạn có thể sao gừng trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi gừng hơi se lại và có mùi thơm. Tuy nhiên, bước này không bắt buộc.
- Cho gừng vào bình thủy tinh: cho gừng đã chuẩn bị vào bình thủy tinh sạch. Nếu bạn muốn rượu gừng mạnh, có thể cho nhiều gừng hơn.
- Đổ rượu vào bình: đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập hết gừng. Đậy nắp kín để bảo quản.
- Ngâm rượu gừng: để bình rượu gừng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và ngâm trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Trong quá trình ngâm, bạn có thể lắc nhẹ bình một vài lần để các thành phần trong gừng hòa quyện với rượu.
- Lọc và sử dụng: sau khi ngâm đủ thời gian, bạn có thể lọc bỏ phần gừng ra và dùng rượu gừng đã ngâm. Rượu gừng có thể dùng để xoa bóp ngoài da, hoặc uống 1-2 ngụm nhỏ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
Một số lưu ý khi sử dụng rượu gừng
Không nên uống quá nhiều, chỉ nên dùng 1-2 muỗng cà phê mỗi ngày để tránh tác dụng phụ như kích ứng dạ dày. Rượu gừng có thể bảo quản trong thời gian dài, tuy nhiên, hãy lưu ý tránh để rượu tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp.
Nên rửa tay sạch sẽ sau khi dùng rượu gừng.
Không xoa rượu gừng vào mặt, vùng da dễ nhạy cảm, vết thương hở. Chỉ xoa với lượng vừa phải lên vùng da, bộ phận đang bị đau.
Chỉ nên uống một lượng nhỏ rượu gừng, nếu bị ngộ độc nên xử lý và cấp cứu kịp thời.
Thận trọng trong trường hợp người bị tiểu đường, đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp, bị sỏi mật…
Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp | |
Đun nóng nước dừa với gừng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? | |
Có nên bảo quản gừng trong tủ lạnh? |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại