Thứ năm 21/11/2024 23:42

Rộng mở lối đi cho đường sắt đô thị Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.
Rộng mở lối đi cho đường sắt đô thị Hà Nội
Ngày 8/8, tàu metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao chính thức khai thác thương mại.

Hiệu quả qua những con số

Thống kê từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong ngày 8/8, lượng khách đi tàu đường sắt đô thị Nhổn - Cầu Giấy đã phá kỷ lục với 34.184 lượt hành khách sử dụng. Trước đó, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã dừng lại ở 25.680 hành khách trong ngày đầu vận hành. Điều đặc biệt là đoạn tuyến Nhổn - Cầu Giấy chỉ dài có 8,5km, với 8 ga; trong khi tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông dài 13,1km với 12 ga. Mặt khác, ngày đầu tiên tuyến Nhổn - Cầu Giấy đi vào vận hành là ngày thường. Con số này phản ánh đúng với những lợi ích mà đường sắt đô thị đem lại, đó là an toàn, thuận tiện và quan trọng là đúng giờ.

Rộng mở lối đi cho đường sắt đô thị Hà Nội
Khi qua cửa soát vé, dùng vé quét để mở cổng, đến ga xuống thì nhét vào máy soát vé để mở cửa. Vé sau khi mua chỉ có giá trị trong 20 phút, nếu khách không lên tàu phải đến quầy vé để cập nhật lại.

Có mặt tại ga Cầu Giấy, anh Dương Văn Quý (trú quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cho biết, cũng như nhiều người khác, anh rất mong chờ ngày tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vận hành chính thức. “Tàu điện sạch sẽ, thoáng mát và giá vé hợp lý. Tôi dự định sẽ sử dụng phương tiện công cộng này để di chuyển thường xuyên trong thời gian tới” - anh Dương Văn Quý bày tỏ.

TS. Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) nhận định: “Lượng khách đi tàu Nhổn - Cầu Giấy phần lớn là người dân có nhu cầu đi học, đi làm. Điều đó cho thấy lượng hành khách trên tuyến này có khả năng sẽ đông hơn hẳn tuyến số 2A. Công tác vận hành, quản lý rất thành công, đảm bảo an toàn và sự hài lòng cho hành khách. Từ sớm tại các nhà ga, công tác vận hành được nhân viên nhà ga, lái tàu, nhân viên an ninh… thực hiện thuần thục. Từ khâu bán vé, lên xuống tàu… đều được tự động hóa".

Ông Thái Hồ Phương - Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông TP Hà Nội cho biết, sau khi Hà Nội điều chỉnh phương án kết nối, năng lực vận chuyển của hệ thống vận tải hành khách công cộng được tăng lên, trong đó trục hoạt động chính của tuyến (từ Cầu Giấy - Nhổn) năng lực vận chuyển tăng từ 2-3 lần so với hiện nay đủ khả năng đáp ứng tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến.

Phát triển hệ thống đường sắt đô thị là cần thiết

Hà Nội phấn đấu trước năm 2035 sẽ hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị. Hiện, Hà Nội cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ, sớm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, với chiều dài 11,5 km. Tuyến này được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ giúp giảm lưu lượng xe cá nhân; tạo động lực phát triển mạng lưới giao thông công cộng của Thủ đô; kết nối sân bay, vùng ngoại ô, các khu đô thị mới của TP Hà Nội đến khu trung tâm phố cổ...

Rộng mở lối đi cho đường sắt đô thị Hà Nội
Trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội. Ảnh: Duy Khánh

Đánh giá cao sự tiện ích của đường sắt đô thị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhìn nhận, với các đô thị lớn như Hà Nội, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỉ trọng vận tải hành khách công cộng, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội cho biết, thành phố sẽ phát triển hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải giao thông công cộng, góp phần tái cơ cấu các phương thức vận tải của thành phố theo hướng bền vững, hài hòa, hợp lý. “Phấn đấu tỉ lệ vận tải hành khách công cộng sau năm 2035 đạt 65%-70%” - ông Nguyễn Phi Thường thông tin.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đề xuất “1 kế hoạch, 3 phân kỳ” đầu tư đường sắt đô thị. Theo đó, phân kỳ 2024 - 2030 đặt mục tiêu hoàn thành thi công 96,8 km (gồm các tuyến số 2, số 3, số 5); thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 301 km đường sắt đô thị. Sơ bộ nhu cầu vốn giai đoạn này khoảng 14,602 tỷ USD.

Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông cho Hà Nội.

Luật Thủ đô cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội theo mô hình định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị (TOD). Đây là mô hình phổ biến ở các nước trong khu vực và các nước phát triển, bảo đảm hiện đại, đồng bộ bền vững, không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống giao thông mặt đất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thông qua việc giảm lượng khí thải từ các phương tiện cá nhân.
Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội: sắp vận hành đoạn trên cao
Hà Nội kỳ vọng thay thế phương tiện giao thông cá nhân
Thống nhất đưa đoạn trên cao metro Nhổn - ga Hà Nội vào vận hành thương mại
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động