Thứ hai 07/10/2024 02:31
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quy định về đầu ra khi kết thúc cơ chế thử nghiệm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm mà chưa có quy định về đầu ra. Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung các quy định này trong dự thảo Luật.
Quy định về đầu ra khi kết thúc cơ chế thử nghiệm
Tiến sĩ Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Ảnh: Quốc hội

Quy định về quyền quyết định miễn trừ

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội là tiếp tục cho ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới.

Quan tâm đến nội dung trên, Tiến sĩ Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội xem xét cho ý kiến lần 1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý. Đại biểu Trần Văn Khải góp ý vào Điều 25 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo quy định trong Điều 25 thì “Thử nghiệm có kiểm soát có thể bị giới hạn về không gian địa lý triển khai thực hiện; về quy mô thử nghiệm; về đối tượng được tham gia sử dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, tham gia mô hình kinh doanh được thử nghiệm; về số lượng người dùng hoặc các giới hạn cần thiết khác”.

Quy định như vậy là không rõ giới hạn vì có những lĩnh vực áp dụng liên quan tới quyền lợi ích của công dân hay quyền con người, quyền bí mật đời tư chẳng hạn... thuộc phạm vi Hiến pháp quy định sẽ xử lý như thế nào? Có chỗ còn mập mờ, dễ xung đột pháp luật trong những trường hợp cụ thể.

Quy định tại điểm 5: “HĐND TP Hà Nội có quyền quyết định cho miễn trừ áp dụng một số quy định của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi giới hạn thử nghiệm phù hợp với yêu cầu, mục đích thử nghiệm”.

Quy định về Quyền quyết định miễn trừ áp dụng quy định của luật… cho HĐND TP Hà Nội là quy định vượt thẩm quyền, nhất là đối với quy định của Luật. Theo đại biểu Trần Văn Khải, quy định này cần có các điều kiện cụ thể, lĩnh vực cụ thể mới được thực hiện, tránh áp dụng tùy tiện; hay tạo ra cách hiểu, cách áp dụng pháp luật thiếu thống nhất mà nhiều lĩnh vực chỉ do Quốc hội quyết định bằng một đạo thuế.

Quy định về đầu ra khi kết thúc cơ chế thử nghiệm

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Ảnh: Quốc hội

Nên giới hạn cụ thể một số lĩnh vực được phép thử nghiệm

Cùng góp ý vào Điều 25, đại biểu Trịnh Xuân An – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng, phạm vi quy định như dự thảo Luật còn tương đối rộng. Do đó, đại biểu đề nghị, có thể xây dựng danh mục thử nghiệm trong các lĩnh vực gắn trực tiếp với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và xu hướng chung, như lĩnh vực tài chính, chuyển đổi số, AI…

Đại biểu tỉnh Đồng Nai cũng lưu ý, thử nghiệm thường gắn với rủi ro, mà gắn với rủi ro cần loại trừ một số trách nhiệm nên cần rà soát quy định loại trừ một số trách nhiệm liên quan vấn đề này. Ngoài ra, trong quy định tại Điều 25, phần kiểm soát lại quy định quá chặt, dẫn tới rất khó thử nghiệm. “Như khoản 7 Điều 25 thì chắc khó có doanh nghiệp, cá nhân nào dám thử nghiệm” – đại biểu Trịnh Xuân An cho biết. Cũng liên quan vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hải Dũng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định đề nghị làm rõ hơn quy định liên quan đến việc tạm dừng và đình chỉ thử nghiệm, bởi quyết định này dẫn đến hậu quả pháp lý là đơn vị đề xuất thí điểm phải dừng thực hiện.

 Giảng viên và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện thí nghiệm Ảnh: VNU
Giảng viên và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện thí nghiệm Ảnh: VNU

Về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn nhận thấy, đây là quy định đầu tiên ở cấp độ Luật điều chỉnh vấn đề hết sức quan trọng này, phúc đáp yêu cầu phát triển khoa học công nghệ. Theo dự thảo, cơ chế thử nghiệm được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực. Do đó, đề nghị tiếp cận theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt. Vì vậy, Luật nên giới hạn cụ thể một số lĩnh vực được phép thử nghiệm có kiểm soát mà không nên giao UBND TP quyết định. Theo kinh nghiệm quốc tế, các lĩnh vực được áp dụng cơ chế thử nghiệm sẽ do thị trường quyết định nhưng thường là: Tài chính, ngân hàng (Fintech); giáo dục (Edtech); y tế (Medtech).

Bên cạnh đó, dự thảo Luật hiện chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm mà chưa có quy định về đầu ra như việc rút khỏi cơ chế thử nghiệm đang thế nào? hậu qủa pháp lý khi kết thúc cơ chế thử nghiệm ra sao? Vì vậy, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị xem xét bổ sung các quy định này trong dự thảo Luật.

Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): thu hút nhân tài từ kinh nghiệm quốc tế Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): thu hút nhân tài từ kinh nghiệm quốc tế
Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động