Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng pháo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Dự thảo Thông tư quy định cụ thể danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; danh mục chi tiết mã số HS các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.
Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu rà soát, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; danh mục chi tiết mã số HS các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.
Dự thảo quy định: Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kho bảo quản pháo phải bảo đảm khoảng cách an toàn tới các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo quy định của pháp luật có liên quan. Pháo được phân loại theo mức độ nguy hiểm và yêu cầu an toàn trong bảo quản, sử dụng theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Về kỹ thuật an toàn, dự thảo quy định: Kho cất giữ, bảo quản pháo phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi bảo quản, sử dụng loại pháo nhạy cháy với các nguồn năng lượng điện, cảm ứng điện và tĩnh điện gây ra từ các nguồn thu, phát sóng điện, giông sét, đường dây điện cao áp hoặc dòng điện lạc.
Ngoài ra, chỉ những người đủ điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động pháo mới được thực hiện các công việc liên quan đến pháo...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại