Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Đâu là thời điểm chín muồi?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Từ năm 2020, Bộ Công thương đã trình phương án cho phép thí điểm TLTHM, trong đó thí điểm trước có thời hạn với thuốc lá làm nóng (TLLN) như một sản phẩm thuốc lá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống Tác hại của Thuốc lá (PCTHTL) hiện hành. Ảnh minh hoạ |
Từ năm 2020, Bộ Công thương đã trình phương án cho phép thí điểm TLTHM, trong đó thí điểm trước có thời hạn với thuốc lá làm nóng (TLLN) như một sản phẩm thuốc lá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống Tác hại của Thuốc lá (PCTHTL) hiện hành. TLTHM đã có mặt trên thị trường “chợ đen”nước ta từ gần 10 năm trước, nên từ năm 2017 Chính phủ đã giao Bộ Công thương phối hợp liên bộ để đề xuất phương án kiểm soát mặt hàng này. Thế nhưng từ đó đến nay, thị trường chợ đen ngày càng lộng hành trong bối cảnh chưa áp dụng luật rõ ràng. Do vậy, có thể nói thời điểm tốt nhất để kiểm soát TLTHM là cách đây 5 năm như chỉ đạo của Chính phủ, và thời điểm tốt thứ hai là ngay bây giờ.
Nhận thức của cộng đồng về giảm tác hại ngày càng tăng cao
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tỷ lệ cai bỏ thành công thuốc lá chỉ xấp xỉ dưới 10%, tỷ lệ tái nghiện cũng rất cao. Ảnh minh hoạ |
Sau nỗ lực nhiều năm của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, cộng đồng ngày càng nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của khói thuốc lá. Khảo sát của Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2020 cho thấy, hơn 96% số người tham gia khảo sát tin rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi, 87,7% tin rằng hít phải khói thuốc của người khác cũng bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy việc cai bỏ hoàn toàn thuốc lá và các sản phẩm nicotine không phải là việc dễ thực hiện. Chính vì vây, người dùng ngày càng quan tâm hơn đến các giải pháp giảm tác hại so với thuốc lá điếu đốt cháy, vốn là sản phẩm thuốc lá độc hại nhất, theo WHO.
Khảo sát của VnExpress với gần 5.000 người năm 2021 cho thấy, đến 95% đồng tình rằng giảm tác hại khói thuốc lá có ý nghĩa “rất quan trọng”. Tháng 8/2022, báo VietnamPlus cho kết quả khảo sát trên 2.000 người từ 18 tuổi đang hút thuốc lá điếu với 70% trong số đó cho biết có nhu cầu chuyển đổi sang các sản phẩm thay thế giảm tác hại nếu thấy tốt cho bản thân và cộng đồng.
Và mới đây nhất, theo khảo sát báo Lao động thực hiện tháng 10/2022 trên 2.000 người, tỷ lệ người biết đến hoặc sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) là rất cao, từ 50-97%.
Anh Vũ Đại Hưng (Cầu Giấy, HN) chia sẻ rằng các sản phẩm TLTHM chưa được cấp phép tại Việt Nam nên không an tâm về uy tín, chất lượng.
Anh Trương Minh Quang (Gò Vấp, TP HCM) không muốn khói thuốc lá ảnh hưởng tới sức khoẻ vợ và con nhỏ, anh tìm hiểu về TLLN để chuyển đổi nhưng khi biết 100% sản phẩm trên thị trường đều là hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, anh đành tiếp tục hút thuốc lá điếu đốt cháy mà không có giải pháp khác.
Tất cả các số liệu và phản ánh từ thực tiễn cho thấy nhu cầu chuyển đổi của người dùng là có thật, nhưng việc tiếp cận sản phẩm chất lượng của người dùng vẫn còn gặp nhiều trở ngại do nhóm sản phẩm này vẫn chưa được quản lý bởi luật.
Chỉ nên thí điểm với những sản phẩm TLTHM đã qua kiểm nghiệm
Thí điểm các sản phẩm TLTHM đạt tiêu chuẩn là bước đi cẩn trọng cần thiết. Ảnh minh hoạ |
Tại toạ đàm “Đề xuất thí điểm TLTHM: Liệu đã chín muồi?” của báo Lao động vừa tổ chức cuối tháng 10, Ths.BS. Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương xác nhận rằng các nước cũng đã có các nghiên cứu đánh giá cho thấy việc sử dụng TLTHM như TLĐT, TLLN thì ít gây hại hơn, đồng thời cho thấy khi có TLTHM thì lượng tiêu thụ thuốc lá điếu cũng giảm xuống. Tuy nhiên, tác động lâu dài của các sản phẩm này cũng là một vấn đề nên cẩn trọng.
Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng, thí điểm là hợp lý, tạo cơ sở để có giải pháp quản lý về mặt lâu dài, nhưng trước mắt chỉ nên áp dụng với một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn và phù hợp với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Đây cũng là cách mà Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) áp dụng trong việc quản lý TLTHM. Đến nay, qua quá trình xét duyệt nghiêm ngặt, FDA Hoa Kỳ chỉ lần lượt cấp phép kinh doanh cho một số sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, giảm phơi nhiễm với các chất gây hại lên cơ thể, bao gồm một sản phẩm TLLN, một loại TLĐT hệ thống đóng, và một số sản phẩm thuốc lá ngậm.
Quản lý sớm bằng hành lang pháp lý phù hợp, chặt chẽ cũng là cách các quốc gia như Anh, Mỹ, Thụy Sỹ, Đức, Nhật… áp dụng để ngăn chặn tình trạng thị trường chợ đen tấn công thanh thiếu niên. Mới đây nhất, Public Health England (PHE) – cơ quan y tế cao nhất tại Anh đã xác nhận TLĐT không phải là cửa ngõ dẫn đến việc hút thuốc lá điếu thông thường. Tương tự, tại Nhật Bản, một nghiên cứu lớn trên 60.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Y tế ủy quyền cho thấy việc sử dụng TLLN cực kỳ thấp và thấp hơn nhiều so với hút thuốc lá điếu đốt cháy.
Là sản phẩm của xu hướng áp dụng công nghệ hiện đại loại bỏ quá trình đốt cháy, vốn là yếu tố mấu chốt gây độc hại của thuốc lá điếu, TLTHM ngày càng được nhiều quốc gia xem là công cụ bổ trợ hiệu quả cho cuộc chiến phòng chống tác hại thuốc lá, vốn là 1 trong 3 mục tiêu chiến lược của WHO (giảm cung, giảm cầu, giảm hại). Theo báo cáo tháng 7/2021 của WHO, 184/193 quốc gia thành viên của tổ chức này đã cho phép kinh doanh và quản lý TLLN.
Các chuyên gia nhìn nhận, TLTHM không phải là sản phẩm an toàn tuyệt đối với sức khoẻ con người, nhưng trước thực tế rằng nếu không cấm được thuốc lá điếu độc hại nhất, thì không thể buông lỏng quản lý TLTHM, là thế hệ thuốc lá đã được chứng minh là ít hại hơn. “Thay vì buông lỏng như hiện nay, nếu quản lý tốt, TLTHM sẽ là một lựa chọn thay thế cho những người không thể bỏ được thuốc lá muốn chuyển đổi sang sản phẩm ít độc hại hơn thuốc lá điếu”, TS. BS. Nguyễn Hải Công - Chủ nhiệm khoa Lao & Bệnh phổi, BV Quân y 175 cho biết.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại