Thứ sáu 22/11/2024 11:10

Phòng tránh các chiêu thức lừa đảo: Kỹ năng tối quan trọng là việc bảo mật thông tin

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên tục xuất hiện những chiêu thức lừa đảo mới trên mạng xã hội. Mặc dù cơ quan chức năng đã ra nhiều cảnh báo, nhưng liên tục có người dân bị rơi vào bẫy của các đối tượng…
Phòng tránh các chiêu thức lừa đảo: Kỹ năng tối quan trọng là việc bảo mật thông tin
Phòng tránh các chiêu thức lừa đảo: Kỹ năng tối quan trọng là việc bảo mật thông tin

Nạn nhân của các chiêu thức lừa đảo có thể là bất cứ ai

Về “vấn nạn” lừa đảo mới trên mạng xã hội, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an nhận định, thời gian qua, rất nhiều người dân bất ngờ nhận những cuộc gọi lạ với nội dung rung dọa rằng họ liên quan đến các đường dây ma túy, rửa tiền, tham nhũng… Kẻ gọi điện xưng danh là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án.

Mục đích cuối cùng của các cuộc gọi này là yêu cầu họ chuyển tiền cho cơ quan chức năng để kiểm tra xem có liên quan đến tội phạm hay không.

Thực tế, nhiều người dân, nhất là người già đã trở thành nạn nhân của trò lừa mạo danh này, khi nhất nhất làm theo yêu cầu chuyển tiền của các đối tượng.

Thượng tá Đào Trung Hiếu phân tích, tội phạm đang diễn biến hết sức phức tạp trong đời sống cũng như trên không gian mạng do những khó khăn của tình hình kinh tế, xã hội. Chúng lợi dụng các thành tựu khoa học công nghệ, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không ngừng gia tăng, với đủ loại chiêu trò mới.

Bởi vậy, những người sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội, mạng internet… nếu thiếu những tri thức cần thiết về phương pháp, kỹ năng tự bảo vệ, hạn chế trong việc cập nhật tin tức, tình hình thời sự an ninh trật tự, không quan tâm đến các thông tin cảnh báo từ cơ quan chức năng và các chuyên gia... sẽ rất dễ trở thành con mồi của tội phạm.

Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, trong những nạn nhân bị “mắc bẫy” thời gian qua, có một số lượng khá lớn nạn nhân là người đã nghỉ hưu. Đối tượng này có các đặc điểm như hạn chế về sức khỏe, tuổi tác, phạm vi quan hệ xã hội thu hẹp sau nghỉ lao động, không cập nhật thường xuyên tin tức, nên thường bị thao túng tâm lý, từng bước dẫn dụ khiến họ sập bẫy của các nhóm lừa đảo trên mạng.

Không những thế, cũng có nhiều nhà khoa học, do thời gian sử dụng vào lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của mình rất lớn, ít có điều kiện hoặc không có thói quen quan tâm đến các sự việc, câu chuyện trong đời sống, nên dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc phán đoán, nhận định tình huống phức tạp trong đời sống hoặc không biết cách ứng phó.

Ngoài ra, cũng có một lớp người thờ ơ với an ninh của mình, coi tội phạm là thứ gì đó xảy ra với người khác, nên chủ quan, mất cảnh giác. Kết quả là họ cũng trở thành nạn nhân của tội phạm.

Phòng tránh các chiêu thức lừa đảo: Kỹ năng tối quan trọng là việc bảo mật thông tin

Kỹ năng tối quan trọng là việc bảo mật các thông tin của mình

Từ những phân tích trên, theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, để tự bảo vệ mình, người dân và đặc biệt những người già cần nâng cao ý thức cảnh giác trong bối cảnh tình hình tội phạm đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

“Để có được sự cảnh giác, mọi người nên thường xuyên cập nhật tin tức thời sự an ninh trật tự, đọc các khuyến cáo từ cơ quan chức năng và các chuyên gia được đăng tải trên các phương tiện báo chí và các thông tin đại chúng khác. Làm điều này, mỗi người tự nâng cao được khả năng đọc vị và ứng phó với tội phạm của mình.” – Thượng tá Đào Trung Hiếu nói.

Bên cạnh đó, theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, mỗi người cần rèn cho mình một kỹ năng vô cùng quan trọng, đó là không dễ tin những gì đọc được, nhìn thấy, nghe được trên mạng xã hội hay mạng viễn thông.

Cần có một thói quen thường trực đó là kiểm chứng thông tin trước khi hành động. Trong đó, trước bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến tiền, hãy “chậm lại một nhịp”. Việc kiểm chứng có thể tiến hành bằng việc tra cứu các thông tin liên quan trên mạng, nói chuyện với người thân, kiểm tra qua đường dây nóng, gọi điện kiểm tra chéo, kiểm tra ngược...

Đồng thời, với đối tượng người cao tuổi, nhất định phải kể ngay với con cháu, người xung quanh về những chuyện xảy ra đối với mình, nhất là khi bị đe dọa, khống chế qua điện thoại. Bởi trên thực tế, đã có nhiều vụ lừa đảo đã được ngăn chặn kịp thời bởi khuyến cáo của người ngoài cuộc.

Đặc biệt, Thượng tá Đào Trung Hiếu nhấn mạnh, một kỹ năng tối quan trọng khác đó là việc bảo mật các thông tin của mình.

“Không nên dễ dãi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng hoặc cung cấp cho người lạ. Khi bị gặng hỏi, moi hỏi thông tin, cần hiểu ngay đó là thủ đoạn của kẻ phạm tội. Đồng thời, mọi người cần chịu đọc để nâng cao hiểu biết về quy định, hoạt động của các cơ quan nhà nước, khi xuất hiện các thông tin trái với quy định này thì có thể phán đoán ra động cơ, mục đích của người đối thoại.” – Thượng tá Đào Trung Hiếu nói.

Ông phân tích, không có quy định nào cho phép cán bộ cơ quan pháp luật gọi điện cho người dân để làm việc liên quan đến một sự việc nào đó. Nếu cần làm việc, các cơ quan này sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi yêu cầu người liên quan đến làm việc tại một trụ sở cơ quan Nhà nước. Cũng không bao giờ có việc yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản đứng tên cá nhân.

Theo quy định thì địa chỉ tiếp nhận các khoản tiền nộp của người dân là kho bạc, sau đó giao nộp biên lai cho cơ quan chức năng.

Chiêu thức lừa đảo qua các cuộc điện thoại: Không khó để nhận diện Chiêu thức lừa đảo qua các cuộc điện thoại: Không khó để nhận diện
Hà Nội: Xuất hiện chiêu thức lừa đảo gọi phụ huynh yêu cầu trả nợ cho con Hà Nội: Xuất hiện chiêu thức lừa đảo gọi phụ huynh yêu cầu trả nợ cho con
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động