Phối hợp chặt chẽ, gắn kết với ngành tư pháp trong tuyên truyền PBGDPL
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2023 |
Nhiều nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy, năm 2022, Hội LHPN Hà Nội ban hành 12 văn bản chỉ đạo các cấp Hội triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng tới các tầng lớp phụ nữ, trong đó quan tâm đến địa bàn phức tạp, có nhiều khó khăn, nhóm phụ nữ nhập cư, dân tộc, tôn giáo, nông thôn, phụ nữ xa trung tâm TP…;
Chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của phụ nữ và Nhân dân. Thường xuyên kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyên viên pháp luật; Chủ động và phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyên, truyền thông phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến phụ nữ và Nhân dân.
Hội đã chủ động nghiên cứu, đề xuất UBND TP ban hành Kế hoạch “Tuyên truyền, PBGDPL cho phụ nữ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022- 2026”; Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP giai đoạn 2022-2026”.
Cùng với đó, Hội LHPN TP phối hợp với các Ban, ngành tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ; Đã ký kết 4 kế hoạch, chương trình phối hợp với các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội về công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TP nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của phụ nữ và người dân.
Phối hợp chặt chẽ với ngành Tư pháp
Thực hiện Chương trình phối hợp số 60/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 05/01/2018 của Bộ Tư pháp và Hội LHPN Việt Nam về thực hiện công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022, Hội LHPN TP Hà Nội và Sở Tư pháp ký kết Kế hoạch Liên ngành số 54/KH-STP-HLHPN về đẩy mạnh công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn TP Hà Nội.
Năm 2022, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức các cuộc tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên tại cơ sở, 2 buổi tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ xa trung tâm TP, tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch Liên ngành số 54/KH-STP-HLHPN giai đoạn 2018-2022.
Chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp và hiệu quả, ứng dụng CNTT trong công tác phổ biến pháp luật đến phụ nữ và Nhân dân.
Nhằm tuyên truyền rộng rãi và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, Hội LHPN Hà Nội xây dựng kế hoạch và triển khai 05 cuộc thi tuyên truyền pháp luật, trong đó 02 cuộc thi trực tuyến.
Đồng thời, Hội đã chức 10 buổi tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, 101 buổi tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ vùng tôn giáo, phụ nữ lao động nhập cư, nữ công nhân lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất…
Ngoài ra, Hội LHPN và Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp PBGDPL thông qua tiếp nhận, giải quyết TTHC, giải quyết đơn thư, hòa giải ở cơ sở, qua các hoạt động sinh hoạt hội viên phụ nữ… Hội LHPN TP tiếp nhận và xử lý 47 đơn thư, tư vấn pháp luật 186 trường hợp; Hội LHPN các quận, huyện và cơ sở tiếp nhận và xử lý 45 đơn thư, tham gia hòa giải thành công 305/320 vụ việc.
Lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội cho biết, năm 2023, Hội tiếp tục phối hợp với Sở Tư pháp, đẩy mạnh công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2023-2027 trên địa bàn TP Hà Nội;
Tăng cường công tác quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ TP đến cơ sở.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền PBGDPL gắn với thực hiện Chủ đề hàng năm do Trung ương và TP phát động và các Cuộc vận động, chương trình, đề án, kế hoạch đang được các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội TP triển khai;
Tăng cường lồng ghép các hoạt động phối hợp hai ngành trong hoạt động triển khai các chương trình, Đề án khác. Quan tâm chỉ đạo ngành dọc tăng cường phối hợp từ TP đến cơ sở để nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyên truyền PBGDPL.
Đổi mới đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, PBGDPL. Duy trì và nhân rộng mô hình hiệu quả trong công tác PBGDPL xây dựng mô hình mới trong công tác PBGDPL; Tăng cường công tác phối hợp về việc lồng ghép giới trong xây dựng, hoạch định chính sách pháp luật.
Với sự chủ động thực hiện trách nhiệm của tổ chức Hội, sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết với ngành tư pháp, bằng nhiều hình thức, mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên đã tác động tích cực nâng cao hiểu biết, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của phụ nữ và Nhân dân. Góp phần từng bước giảm số vụ việc và số người vi phạm pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, ổn định ANCT-TATXH và thúc đẩy phát triển KT-XH của TP. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại