Phối hợp chặt chẽ giữa Hội LHPN TP Hà Nội và Sở Tư pháp trong PBGDPL
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSự phối hợp chặt chẽ giữa Hội LHPN TP và Sở Tư pháp thời gian vừa qua đã đem lại lợi ích thiết thực. |
Báo cáo tại hội nghị cho biết, về công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, để triển khai thực hiện Kế hoạch liên ngành số 54/KH-STP-HLHPN ngày 28/5/2018 về đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội (gọi tắt là Kế hoạch liên ngành) có hiệu quả, đồng bộ, kịp thời, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND TP lồng ghép, cụ thể hóa trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thành phố hàng năm.
Sở Tư pháp thường xuyên ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL trong đó có việc chỉ đạo triển khai Kế hoạch liên ngành tới các UBND các quận, huyện, thị xã và 100% UBND quận, huyện, thị xã đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch liên ngành.
Hội LHPN TP và các sở ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã ký kết 4 kế hoạch, chương trình phối hợp triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Hội LHPN TP xây dựng Đề án số 02/ĐA-BTV ngày 30/11/2016 thực hiện “PBGDPL, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2017-2021”, tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch 195/KH-UBND ngày 20/10/2017 về “PBGDPL, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2017-2021”, Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 27/01/2022 về “Tuyên truyền, PBGDPL cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026”.
Ban hành 47 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội tuyên truyền, PBGDPL cho hội viên, phụ nữ, xây dựng các mô hình vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng, chú trọng đến các địa bàn trọng điểm, phức tạp, xa trung tâm, nhóm phụ nữ đặc thù, phụ nữ vùng tôn giáo, dân tộc, phụ nữ nhập cư, phụ nữ làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất…
Về công tác PBGDPL
Trong 5 năm, Sở Tư pháp phối hợp với Hội LHPN TP tổ chức 19 lớp tập huấn cho gần 6.000 lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên tại cơ sở, phụ nữ xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa,... về nhiều nội dung Luật.
Bên cạnh việc phối hợp với Hội LHPN TP, hàng năm, Sở Tư pháp trực tiếp phối hợp với quận, huyện, thị xã tuyên truyền cho đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật. Trong 5 năm, tổ chức trên 100 cuộc tuyên truyền cho hơn 300.000 lượt tuyên truyền viên, hoà giải viên ở cơ sở về Luật Hoà giải ở cơ sở, pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, đất đai, dân sự …; Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn luật sư TP, Hội luật gia TP tuyên truyền cho nhiều đối tượng người dân vùng sâu, vùng xa, đối tượng là trẻ em trên địa bàn thành phố.
Trong 5 năm qua, Hội LHPN TP đã tổ chức 87 lớp tập huấn cho 12.110 lượt báo cáo viên pháp luật; cấp quận, huyện và cơ sở tổ chức 141 buổi tập huấn cho 16.103 lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên; 30 quận, huyện, thị xã, Hội đồng Phối hợp PBGDPL và Hội LHPN đã tổ chức 170 buổi tập huấn cho 26.543 lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng tuyên truyền pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã biên soạn và in ấn phát hành trên trên 80.000 cuốn sách, 76.700 cuốn Sổ tay hỏi đáp pháp luật, 3.367.000 tờ gấp tuyên truyền các quy định pháp luật.
Sở Tư pháp tham mưu UBND TP tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật thành công và được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng (thi viết trên giấy, thi viết trên mạng, thi sân khấu hóa, thi trực tuyến, thi bằng hình thức xây dựng video clip) thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, hội viên, người lao động, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn thành phố.
Hội LHPN TP đã phát động 22 cuộc thi, trong đó có 16 cuộc thi, hội thi trực tiếp và 6 cuộc thi trực tuyến trên trang Fanpage của Hội.
Về công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý
Hàng năm từ thành phố đến quận huyện, thị xã luôn quan tâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở, trung bình khoảng 80% số hoà giải viên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật trực tiếp. Thành phố quan tâm chỉ đạo phát báo (ấn phẩm Pháp luật và Xã hội thuộc Báo Kinh tế và Đô thị) cho 100% tổ hoà giải trên địa bàn Tthành phố. Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL gắn với hoạt động hòa giải ở cơ sở. Kết quả cho thấy số vụ việc mẫu thuẫn ngày càng giảm. Tỷ lệ hoà giải tăng.
Duy trì hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn trực thuộc Hội LHPN TP thực hiện tư vấn pháp luật thường xuyên trực tiếp tại văn phòng, qua điện thoại, qua hòm thư điện tử. Tổ chức các cuộc tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động ở các địa bàn nông thôn, dân tộc thiểu số, tôn giáo, xa trung tâm thành phố về Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, pháp luật về đất đai, phòng chống bạo lực gia đình, chính sách lao động nữ... Trong 5 năm đã tiếp và tư vấn 77 lượt khách liên quan đến hôn nhân gia đình (37), đất đai (13), dân sự (12), bạo lực gia đình (15). Trung tâm khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý tại 18 huyện, thị xã; Tổ chức 51 cuộc trợ giúp pháp lý, tư vấn cho 5.3.13 người, trực tiếp trợ giúp cho 660 người.
Hội LHPN các quận, huyện và cơ sở phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp, Hội luật gia TP, Phòng Tư pháp quận/huyện, Hội LHPN cơ sở tổ chức 616 buổi trợ giúp pháp lý cho 264.576 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân, tư vấn trực tiếp cho hơn 4.259 trường hợp. Hội LHPN các quận huyện và cơ sở tích cực tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn tại cơ sở, đã tiếp nhận và xử lí 359 đơn thư, tham gia hòa giải thành công 1.830/1.916 vụ việc.
Về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, đề xuất chính sách
Thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI), các cấp Hội LHPN TP đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản chính sách pháp luật, dự thảo kế hoạch, đề án, nghị quyết của cấp ủy, HĐND về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chú trọng vấn đề về giới, bình đẳng giới liên quan trực tiếp đến phụ nữ, gia đình và tổ chức Hội.
Hội LHPN TP đã tổ chức 7 hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn bản pháp luật như: Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng, dự thảo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật cư trú, Luật phòng, chống bạo lực gia đình... góp ý 129 lượt vào văn bản dự thảo chương trình, đề án của thành phố; Hội LHPN quận, huyện và cơ sở chủ động tham gia phản biện các dự thảo chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương ; tổ chức các hội nghị, hội thảo đóng góp ý kiến của các tầng lớp phụ nữ, cán bộ Hội và ý kiến của các chuyên gia giới, chuyên gia về luật; chủ động nghiên cứu phản biện các dự thảo nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phụ nữ, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Hội LHPN TP đã tổ chức 01 cuộc hội thảo tham vấn ý kiến Sở Tư pháp và các Sở, ban ngành thành phố về “Vai trò của tổ chức Hội đề xuất lồng ghép giới trong xây dựng văn bản chính sách, pháp luật”.
Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, Hội LHPN TP tích cực tham mưu với Thành ủy ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, các cấp Hội đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền phê duyệt triển khai 19 đề án, kế hoạch, chương trình hỗ trợ phụ nữ Thủ đô phát triển toàn diện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Vẫn còn khó khăn, tồn tại trong tổ chức thực hiện Kế hoạch liên ngành
Ở một số địa phương, việc tuyên truyền pháp luật cho các nhóm phụ nữ đặc thù còn hạn chế. Hoạt động của một số mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật hiệu quả chưa cao. Một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa phát huy vai trò trong TTPBGDPL tại cơ sở.
Nhận thức pháp luật của một bộ phận phụ nữ ở các địa bàn xa trung tâm, phụ nữ nông thôn, nữ lao động nhập cư còn hạn chế. Còn tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, một số vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.
Bên cạnh đó, kinh phí cho công tác tuyên truyền, PBGDPL cho phụ nữ còn hạn hẹp, nhất là cấp cơ sở.
Sở Tư pháp và Hội LHPN TP thống nhất, thời gian tới, sẽ tăng cường quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ thành phố đến cơ sở. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền gắn với thực hiện chủ đề hằng năm do Trung ương, thành phố phát động và các cuộc vận động, chương trình, đề án, kế hoạch đang được các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành phố triển khai.
Ngoài ra, hai bên cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, PBGDPL để ngày càng nhiều phụ nữ được thụ hưởng kiến thức pháp luật...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại