Mô hình mới về công tác PBGDPL
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBan chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. (Ảnh: Cao Kỳ) |
Luật sư Đào Ngọc Chuyền – Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã phát biểu khai mạc Hội thảo. Tại Hội thảo, luật sư Nguyễn Văn Hà – Phó chủ nhiệm, Trưởng ban Xây dựng pháp luật & Trợ giúp pháp lý đã tóm tắt tình hình thực hiện án chỉ định, trợ giúp pháp lý và công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian qua của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cũng như nêu một số những nội dung trọng tâm của Hội thảo.
Luật sư Nguyễn Văn Hà – Phó chủ nhiệm, Trưởng ban Xây dựng pháp luật & Trợ giúp pháp lý tóm tắt tình hình thực hiện án chỉ định, trợ giúp pháp lý và công tác phổ biến giáo dục pháp luật. (Ảnh: Cao Kỳ) |
Hội thảo “Thực hiện án chỉ định, trợ giúp pháp lý và mô hình mới về công tác phổ biến giáo dục pháp luật” được chia làm 2 phiên thảo luận. Mở đầu phiên thảo luận đầu tiên, luật sư Nguyễn Thị Luyên – công tác tại Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội đã có tham luận về thực hiện án chỉ định và trợ giúp pháp lý. Theo luật sư Luyên, việc thực hiện án chỉ định, trợ giúp pháp lý đã được triển khai đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn một số điểm hạn chế, bất cập.
Thứ nhất, Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 chưa quy định cụ thể thế nào là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần.
Thứ hai, BLTTHS năm 2015 chưa có quy định về chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi.
Trong khi đó, về việc thực hiện trợ giúp pháp lý, đầu tiên, Luật trợ giúp pháp lý 2017 cần làm rõ và quy định thêm về đối tượng được trợ giúp pháp lý thuộc trường hợp có khó khăn tài chính.
Tiếp theo, pháp luật về trợ giúp pháp lý cần có quy định cụ thể về việc phối hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên qua đến hoạt động trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Luật sư Lưu Thị Ngọc Lan - Văn phòng Luật sư Hà Lan và cộng sự tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo. (Ảnh: Cao Kỳ) |
Cùng tham gia thảo luận về thực hiện án chỉ định và trợ giúp pháp lý, luật sư Lưu Thị Ngọc Lan - Văn phòng Luật sư Hà Lan và cộng sự đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những vấn đề liên quan trên. Đầu tiên, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về chỉ định và vai trò của luật sư trong vụ án chỉ định. Cần có sự quán triệt và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chi trả thù lao luật sư đúng theo quy định của pháp luật.
Kiến nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phối hợp với Đoàn Luật sư địa phương góp tiếng nói chung để yêu cầu các cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thực hiện án chỉ định và thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành trong công tác thực hiện án chỉ định. Cuối cùng là xây dụng hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát huy hiệu quả thực hiện án chỉ định trên thực tế”, luật sư Ngọc Lan chia sẻ.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Cao Kỳ) |
Bước vào phiên thảo luận thứ hai, hội thảo bàn về công tác trợ giúp pháp lý và phổ biến giáo dục pháp luật theo mô hình mới, luật sư Mai Bích Ngân, Giám đốc Công ty Luật TNHH Anh Trí Việt đã có những chia sẻ về vấn đề này. “Trong bối cảnh hiện nay, công cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số, công tác trợ giúp pháp lý và tuyên truyền giáo dục pháp luật cũng cần có những cải tiếng có tính chất đột phá, tiến kịp với tiến trình phát triển tất yếu của xã hội.
Một số giải pháp mang lại kết quả khả quan là truyền thông về trợ giúp pháp lý không ngừng đổi mới theo các phương thức khác nhau, gồm truyền thông truyền thống (trực tiếp về cơ sở, báo đài, tờ gấp…), truyền thông hiện đại (internet, điện thoại, hotline…) và hình thức đặc thù (hộp, bảng tin, tờ tin trợ giúp pháp lý tại cơ quan tố tụng, chính quyền cơ sở…); ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hệ thống quản lý trợ giúp pháp lý; thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người được trợ giúp pháp lý…
Tăng cường số lượng và nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm dáp ứng nhu cầu ngày càng cao về trợ giúp pháp lý của người dân thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu từng lĩnh vực hoạc các hình thức chia sẻ kinh nghiệm”, luật sư Mai Bích Ngân nhận định.
Cũng tại hội thảo, luật sư Lê Ngọc Thảo, Ban Xây dựng pháp luật & Trợ giúp pháp lý cũng có những chia sẻ về công tác phổ biến giao dục pháp luật tại Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Theo luật sư Thảo, hiện nay các hình thức phiến biến giao dục, pháp luật do Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thực hiện rất đa dạng, tập trung vào các hình thức sau:
Phổ biến, tư vấn pháp luật trực tiếp; tư vấn, giải đáp pháp luật, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; biên tập các video clip xây dựng tình huống pháp luật và giải đáp tình huống pháp luật thường gặp.
Phổ biến, tư vấn pháp luật trực tuyến (online) qua mạng Internet; Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điển tử của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Thông qua hoạt động trực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại trụ sở tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ; Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tập huấn hòa giải cơ sở; Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân: Trường tiểu học, THCS, THPT; Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với nhu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
“Qua nhiều năm tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, tôi đề xuất thí điểm, áp dụng một số mô hình mới về công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội gồm: Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; Thành lập tổng đài (ảo) tư vấn pháp luật tự động và bán tự động phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật, giải đáp pháp luật 24/7 qua điện thoại di động cho khách hàng trong mọi lĩnh vực” - luật sư Thảo nêu.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam – Đỗ Ngọc Thịnh chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Cao Kỳ) |
Sau những ý kiến chia sẻ của các luật sự tại hội thảo, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam – Đỗ Ngọc Thịnh cũng đó có những ý kiến về thực hiện án chỉ định, trợ giúp pháp lý và mô hình mới về công tác PBGDPL. Ông bày tỏ sự cảm thông với những khó khăn mà các luật sư gặp phải khi là luật sư chỉ định mỗi khi tham gia vào quá trình thực hiện án chỉ định.
Bên cạnh đó là những vướng mắc khi các luật sư mong muốn thành lập một hội đồng trợ giúp pháp lý tại mỗi đoàn luật sự địa phương để hỗ trợ cho người dân. Tuy nhiên ông cho rằng nhiệm vụ chính của luật sư là cung cấp dịch vụ pháp lý do đó vẫn chưa có quy định có một hội đồng trợ giúp pháp lý và các quy chế phối hợp với các cơ quan khác vẫn còn nhiều khó khăn.
Sau hai phiên thảo luận sôi nổi, luật sư Nguyễn Văn Hà đã có phát biểu tổng hợp cũng như kết luận kết quả của Hội thảo.
Hội thảo về chuyên đề “Thực hiện án chỉ định, trợ giúp pháp lý và mô hình mới về công tác phổ biến giáo dục pháp luật” thành công tốt đẹp. Nhiều ý kiến tham luận cũng như đóng góp trong các phiên thảo luận đã được ghi nhận và từ đó Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội sẽ tổng hợp và tiếp thu những ý kiến đóng góp trên để cùng với Liên đoàn Luật sư Việt Nam thảo luận và trình các cơ quan có thẩm quyền sớm đưa những đề xuất này được áp dụng.
Triển khai công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm | |
Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường | |
Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác PBGDPL |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại